Phan Thanh Dũng

Nội Dung Bài Viết

10 bí quyết giúp bạn nói chuyện lưu loát hơn từ chuyên gia

Học ăn, học nói, học gói, học mở. Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa, các thế hệ đi trước luôn đặt việc học nói, học cách giao tiếp lên hàng đầu. Việc nói chuyện lưu loát, trôi chảy, nói để được lòng người, nói để xây dựng mối quan hệ…. không phải ai sinh ra cũng có. Do đó, chúng ta nên học hỏi, rèn luyện kĩ năng ăn nói mỗi ngày để hoàn thiện hơn.

Tôi tin rằng, giao tiếp tốt, nói chuyện lưu loát, trôi chảy là một lợi thế cho bất kì ai trong cuộc sống. Bởi vì chỉ vài năm trước thôi, tôi là một chàng trai nhút nhát, không dám mở to miệng khi nói. Giọng của tôi rất yếu và the thé như con gái. Tôi sợ sệt, không dám nói chuyện, trình bày trước đám đông. Bạn biết không, tôi quyết tâm thay đổi bản thân. Tôi luyện tập không ngừng nghỉ từng ngày. Và tôi của ngày hôm nay rất khác – chuyên gia đào tạo về giao tiếp thuyết trình.

Cho nên, nếu bạn nói chuyện chưa lưu loát, giao tiếp chưa hay thì đừng lo lắng. Bởi bài viết này là những chia sẻ về cách mà tôi đã làm để biến mình trở thành một người giao tiếp tốt hơn.

Cách để nói chuyện lưu loát, trôi chảy

1. Nói chậm rãi, rõ ràng

Có rất nhiều người nói quá nhanh, từ này nối tiếp từ khác. Nói vội vàng có thể dẫn đến việc bạn nói lầm bầm hoặc nói lắp bắp, khiến người nghe khó hiểu được ý bạn muốn nói. Do đó, chậm lại là cách giúp nói chuyện lưu loát hơn.

Nói chậm rãi không phải là kéo dài bài nói của bạn quá mức hoặc chậm một cách bất thường. Mà là nói với tốc độ vừa phải, vừa đủ nghe. Nói chậm rãi là cách giúp bạn nói rõ ràng hơn. Bạn có thể phát âm rõ các âm tiết, từ ngữ. Điều này giúp người nghe dễ dàng tiếp nhận và hiểu thông điệp mà bạn truyền đạt.

Thêm vào đó, nói chậm lại giúp bạn có thời gian điều chỉnh những gì muốn nói. Từ đó khiến điều bạn nói chính xác, trọng tâm và hiệu quả hơn.

Để nói chậm lại, bạn cần luôn ý thức được việc này trong giao tiếp. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn cần chậm lại một chút.

Hãy thử ngay bây giờ: Nói: “Tên tôi là (tên của bạn) và tôi có đủ khả năng để nói chuyện một cách tự tin”.

Bạn có thể nói chậm và rõ ràng cho người khác nghe không?

Tất nhiên, không thể ngày một ngày hai mà bạn có thể nói chậm rãi được. Phải mất một thời gian để điều chỉnh tốc độ nói thoải mái và nhất quán.

2. Lắng nghe tích cực giúp nói chuyện lưu loát

Mỗi người giao tiếp với bạn chính là người Thầy của bạn. Do vậy, lắng nghe người khác nói chuyện là cách để bạn học được những bài học quý giá. Đó là những bài học cuộc sống, kinh nghiệm, hiểu biết… Hay học hỏi ở họ cách nói chuyện lưu loát, trôi chảy, thu phục lòng người.

Lắng nghe tích cực là cơ hội tuyệt vời để bạn mở rộng và tích hợp vốn từ vựng, ý tưởng, khái niệm mà người nói sử dụng. Quá trình này nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và cải thiện khả năng diễn đạt trôi chảy của bạn. Càng tích cực lắng nghe người khác, bạn càng tiếp xúc nhiều hơn với các mẫu và cách diễn đạt ngôn ngữ khác nhau. Điều này có thể tác động tích cực đến khả năng nói lưu loát.

Tôi đã có chia sẻ bài viết về cách lắng nghe tích cực. Bạn có thể đọc thêm để bỏ túi những bí kíp hữu ích nhất.

3. Cần có sự chuẩn bị

Không phải bất cứ tình huống nào cũng có thể chuẩn bị được. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp bạn có thời gian chuẩn bị trước để trình bày như thuyết trình, báo cáo, họp nhóm, cuộc hẹn…

Hãy dành thời gian tìm hiểu kĩ nội dung chủ đề sắp tham gia. Viết ra hệ thống luận điểm, hệ thống ý cần trình bày. Đọc đi đọc lại nhiều lần là cách để bạn nắm vững nội dung cần nói. Điều này giúp bạn không va vấp, lúng túng mà trở nên lưu loát hơn.

Đối với những trường hợp không có nhiều thời gian để chuẩn bị, hãy gạch ra một vài gạch đầu dòng và ghi chú. Cách làm này giúp bạn trình bày có đầu có đuôi, có thứ tự. Và đặc biệt là không bỏ sót nội dung nào.

Tất nhiên, nhiều trường hợp ngẫu nhiên, bạn phải tùy cơ ứng biến. Nhưng nếu bạn đã có sự chuẩn bị về lâu về dài trước đó thì những trường hợp ngẫu nhiên này không có gì đáng ngại. Đó là bạn phải luôn nâng cao hiểu biết và rèn luyện kĩ năng giao tiếp hàng ngày.

Cần có sự chuẩn bị để nói chuyện lưu loát hơn

4. Sử dụng các câu ngắn

Các câu ngắn bao giờ cũng rõ ràng ý, mạch lạc và hầu như đảm bảo ngữ pháp. Cho nên, nói câu ngắn giúp bạn nói rõ ràng, cho phép duy trì tốc độ và nhịp điệu ổn định trong bài phát biểu của mình.

Cùng với đó, khi bạn nói câu ngắn sẽ giảm tải một loạt thông tin mà người nghe phải tiếp nhận. Điều này giúp người nghe nắm bắt nội dung bạn truyền đạt được rõ ràng, đầy đủ. Tránh những nhầm lẫn hoặc hiểu sai.

Bạn có thể nhìn thấy tại bài viết của tôi. Tôi luôn sử dụng những câu ngắn, dưới 20 chữ. Các đoạn văn cũng trong khoảng vừa phải, dưới 5 dòng. Cách này giúp bạn dễ đọc hơn những bài viết dài lê thê và không được ngắt đoạn.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà không sử dụng các câu văn dài. Bạn cần biết kết hợp và cân bằng để tạo chiều sâu, nhịp điệu cho hoạt động giao tiếp của mình.

Để tập luyện nói những câu ngắn gọn, bạn hãy lấy một cuốn sách bất kì. Mở nó ra và đọc to từng câu trong đó. Đọc chậm rãi và ngắt câu đúng các dấu chấm, dấu phẩy.

5. Sử dụng cách tạm dừng phù hợp để nói chuyện lưu loát

Tùy vào từng ngữ cảnh giao tiếp và bạn lựa chọn thời gian tạm dừng là bao lâu. Nếu trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, bạn có thể sử dụng khoảng tạm dừng ngắn từ 1 – 2 giây. Chúng có thể xuất hiện giữa các cụm từ hoặc câu và đóng vai trò như những khoảng nghỉ tự nhiên. Việc này để người nói thu thập suy nghĩ của họ hoặc để người nghe xử lý thông tin.

Nếu trong những buổi nói chuyện mang tính quan trọng trước đám đông, bạn có thể sử dụng tạm dừng lâu hơn. Từ 3 – 5 giây hoặc có thể lâu hơn tùy vào mục đích của người nói.

Để biết chi tiết hơn về cách tạm dừng và tạo những khoảng lặng trong giao tiếp, bài viết Sức mạnh của khoảng lặng trong thuyết trình – 4 MẸO CHO BẠN là câu trả lời.

6. Sử dụng từ nối và từ chuyển tiếp (tránh các từ đệm)

Trong quá trình đào tạo học viên về kĩ năng giao tiếp, tôi nhận thấy nhiều người hay sử dụng các từ đệm như à, ừm, ờ… Những từ này chỉ khiến bạn tạo ra câu chuyện không rõ ràng mà thôi. Chúng chủ yếu xuất phát khi bạn nói quá nhanh, khiến não bộ chưa nghĩ ra được những gì cần diễn tả.

Cách để khắc phục lỗi trên là bạn hãy luôn ý thức nhắc nhở bản thân tránh các từ đệm. Đồng thời cần nói chậm lại và tạm dừng ngắn giữa các câu để thu thập suy nghĩ.

Cùng với đó, bạn nên sử dụng các từ nối và chuyển tiếp như: “tuy nhiên”, “ngoài ra”, “hơn nữa”, “do đó” , “tiếp theo”, “cho nên”, “tóm lại”, “cuối cùng”… Những từ và cụm từ này sẽ giúp bạn chuyển đổi suôn sẻ giữa các suy nghĩ và duy trì cuộc trò chuyện trôi chảy. Hơn nữa, nó còn tạo ra sự liên kết chặt chẽ giúp bạn nói chuyện lưu loát hơn.

7. Luyện tập

Như đã chia sẻ ngay ở đầu bài viết, để tạo nên được một chuyên gia thuyết trình có thể đứng nói chuyện lưu loát trước ngàn người, tôi đã luyện tập rất nhiều. Tôi luyện tập mỗi ngày và bất cứ lúc nào có thể.

Bạn có thể tự tập nói trước gương, tập đọc. Hãy mở to miệng và nói to lên. Khẩu hình càng rõ ràng càng tốt.

Sau đó hãy thu âm và nghe lại những gì mình đã nói. Cách này giúp bạn biết được tốc độ nói, những từ ngữ bị va vấp.

Cứ làm và sửa dần.

Bạn cũng tích cực tham gia vào các cuộc trò chuyện với người khác. Tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm hoặc tham gia các câu lạc bộ nói trước đám đông. Bạn càng tiếp xúc nhiều với các tình huống nói, bạn sẽ càng giỏi diễn đạt bản thân trôi chảy hơn.

8. Tìm kiếm và tiếp thu những phản hồi

Tự mình nhận thấy điểm cần khắc phục là điều cần thiết. Nhưng sẽ tốt hơn, khách quan hơn nếu bạn nhận được những phản hồi từ những người giao tiếp cùng bạn.

Hãy tìm kiếm phản hồi từ người thân, bạn bè, đối tác tin cậy. Đó phải là những người sẵn sàng cung cấp phản hồi trung thực và mang tính xây dựng. Hãy chọn những người sẵn sàng hỗ trợ, lắng nghe chu đáo và quan tâm đến lợi ích tốt nhất của bạn.

Khi họ phản hồi đến bạn, hãy lắng nghe và cảm ơn chân thành. Sau đó, cần dành thời gian để suy ngẫm về những phản hồi mà bạn đã nhận được. Nghiêm túc nhìn nhận ý kiến nào hợp lí cần tiếp thu. Việc tiếp theo là cần lên kế hoạch để cải tiến những điểm còn thiếu, còn yếu.

9. Đọc nhiều, hiểu biết phong phú

Đừng biến bạn thành kẻ khoác lác, thiếu hiểu biết khi giao tiếp, trò chuyện. Có câu “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Lại có câu “Bạn phải biết ít nhất 1000 từ để có thể viết một cuốn sách.”

Nghĩa là nên lắng nghe khi không am hiểu về lĩnh vực hoặc chủ đề đang nói đến. Đồng thời, khi muốn nói chuyện, trao đổi, bàn luận về bất cứ chủ đề nào, ít nhất bạn phải am hiểu về chủ đề đó khoảng 1000 từ. Khi và chỉ khi có những hiểu biết nhất định, bạn mới nói chuyện lưu loát, trôi chảy, rành mạch, dứt khoát được.

Cách đơn giản để có hiểu biết phong phú là đọc nhiều, nghe nhiều, đi nhiều, trải nghiệm nhiều.

Đặc biệt, đọc và nghe nhiều là cách chúng ta cải thiện vốn từ vựng đa dạng, phong phú hơn, Đó là cách chúng ta có nhiều từ ngữ để diễn đạt. Không lo bị bí từ, hoặc không biết dùng từ ngữ nào để diễn tả chính xác những cảm xúc, sự vật, sự việc xung quanh.

Đọc nhiều là cách tốt để nói chuyện lưu loát hơn

10. Tự tin là chìa khóa để nói chuyện lưu loát

Tự tin giúp bạn giảm bớt những yếu tố cản trở sự lưu loát đó là căng thẳng, lo lắng và nghi ngờ bản thân. Khi tự tin vào khả năng nói của mình, bạn sẽ giữ bình tĩnh và điềm tĩnh hơn.

Chưa hết, tự tin giúp nuôi dưỡng tư duy tích cực và khả năng phục hồi khi đối mặt với các thử thách. Thay vì tập trung vào những sai lầm hoặc thất bại, những người nói tự tin có nhiều khả năng phục hồi và duy trì sự lưu loát của họ. Họ coi những thách thức là cơ hội để phát triển chứ không phải là trở ngại.

Vậy làm sao để có được sự tự tin?

Đó là bạn phải có những am hiểu sâu sắc, có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, có tinh thần tích cực và xây dựng. Đặc biệt, bạn phải luôn tin tưởng chính mình. Tin rằng bản thân nói chuyện lưu loát, to, rõ ràng, mạch lạc và trôi chảy.

Ngược lại, nếu bạn giao tiếp mà luôn lo lắng mình nói chưa hay, sợ va vấp thì chắc chắn sẽ va vấp. Do đó, niềm tin rất quan trọng.

Lời kết về bí quyết để nói chuyện lưu loát

Bao nhiêu bí quyết tôi chia sẻ là bấy nhiêu cách mà tôi đã thực hành, luyện tập để trở thành tôi của ngày hôm nay.

Nói chuyện lưu loát không phải mì ăn liền, muốn là có. Nó phải trải qua một quá trình trui rèn, tích lũy, học hỏi. Thành quả của vài năm sau chính là nhờ ngày hôm nay bạn bắt tay thực hiện.

Nếu bạn thực sự muốn cải thiện kĩ năng giao tiếp của mình, tôi sẽ góp một viên gạch giúp bạn. Tặng bạn khóa đào tạo tâm huyết nhất của tôi: Giải phóng ngôn từ. Hãy đăng kí để được nhận.

Hãy để lại bình luận ở phía dưới nếu có bất kì câu hỏi hoặc trao đổi nào. Tôi và cộng sự sẽ sớm phản hồi đến bạn.

Theo dõi tôi để nhận nhiều bài chia sẽ hữu ích.

Phan Thanh Dũng
Phan Thanh Dũng

Pro Coach Thuyết Trình - Người đầu tiên đã tìm ra "long mạch thuyết trình" và công thức "hoạt ngôn". Cha đẻ lớp học Giải phóng ngôn từ và chương trình huấn luyện Siêu diễn đạt

All Posts
  • Hey Bạn, tên tôi là Phan Thanh Dũng. Tôi đam mê giúp người khác tự tin hơn nhờ chinh phục kỹ năng thuyết trình để tự tin nói chuyện trước đám đông, trước camera ống kính và người lạ.
  • Giáo trình đào tạo của tôi không hướng người học đến việc làm MC như các chuyên gia khác, nội dung mà tôi đào tạo là giúp người học chinh phục kỹ năng thuyết trình để ứng dụng vào trong công việc, giao tiếp đời thường và bán hàng chứ không phải MC sự kiện hay đứng sân khấu.
  • Tôi tập trung vào yếu tố cốt lõi “giúp học viên từ gốc” đó là giúp họ bước đầu giải phóng ngôn từ sau đó là điễn đạt một cách lưu loát, súc tích, thuyết phục rồi mới đến việc học các kỹ thuật thuyết trình để thu hút hơn.
  • Tôi vô cùng tự hào giới thiệu đến bạn lộ trình Siêu Diễn Đạt 4.0 , hành trình biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Viết một bình luận

Tôi đã dành hơn 2 năm nghiêm túc tìm kiếm “Long Mạch Thuyết Trình”  để chinh phục kỹ năng thuyết trình. Tôi đã tìm ra cách thức “mới” phá vỡ các cách luyện tập truyền miệng “không hiệu quả” ngoài kia như đọc thêm sách, luyện nói trước gương…

Từ năm 2019 đến nay, tôi đã tổ chức hơn 140+ lớp học miễn phí với hơn 50.000+ đăng ký tham gia nhằm chia sẻ “Long Mạch Thuyết Trình” đến với cộng đồng.

Hiện nay tôi cực kỳ tự hào vì mình đã hệ thống hóa được trong tay lộ trình luyện tập qua online siêu hiệu quả giúp những ai thật sự muốn chinh phục kỹ năng thuyết trình dù người đó bận 18 tiếng một ngày, đó là “Siêu Diễn Đạt 4.0