Là chủ doanh nghiệp, bạn luôn tìm cách để doanh nghiệp của mình hiện diện trước khách hàng càng nhiều càng tốt. Chắc chắn một trong những cách không thể bỏ qua đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Hay xây dựng chiến lược SEO.
SEO là quá trình tối ưu hóa nội dung kĩ thuật số. Chẳng hạn như trang web, blog và video trực tuyến. Mục đích của chiến lược SEO là để tăng khả năng hiển thị. Và xếp hạng chúng trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó giúp cải thiện chất lượng, số lượng lưu lượng truy cập vào một trang web bằng cách tăng mức độ liên quan, quyền hạn và độ tin cậy của nó.
Tất nhiên, khi thu hút được lượng lớn lưu lượng truy cập, bạn chắc chắn có được nhiều khách hàng hơn. Đây là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
Hiểu được tầm quan trọng của chiến lược SEO. Hơn nữa, vì muốn giúp các học viên của tôi cũng như các bạn tiếp thị nội dung tốt hơn. Tôi đã dành thời gian tổng hợp lại 10 chiến lược SEO cần thiết nhất. Đây là những gì tôi đang làm với chính website của mình – nơi mang lại cho tôi nguồn thu nhập mơ ước.
1. Nghiên cứu từ khóa – Bước quan trọng nhất của chiến lược SEO
Tại sao tôi có thể cho rằng nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng nhất của chiến lược SEO. Đơn giản vì nó giống như la bàn chỉ lối cho bạn đi vậy.
Nghiên cứu từ khóa là cách giúp bạn hiểu đối tượng mục tiêu đang tìm kiếm điều gì? Từ đó, có thể tập trung viết bài xoay quanh những từ khóa mà khách hàng tìm kiếm. Đưa từ khóa đúng vào bài viết góp phần đẩy bài viết lên top và gia tăng lưu lượng truy cập.
Sau đây là một vài cách giúp bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn:
Xác định đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Nỗi đau, vấn đề của họ là gì? Chủ đề blog, trang web, video của bạn là gì? Tôi nghĩ khi bắt đầu để tạo nội dung tiếp thị bạn cần rõ ràng tất cả những điều trên. Cần nhớ, hãy tập trung vào một chủ đề. Dàn trải, lan man khiến nội dung của bạn không có chiều sâu.
Tiếp theo, cần xác định các chủ đề xoay quanh đối tượng và vấn đề của họ. Tìm hiểu xem họ thường đặt những câu hỏi gì khi tìm kiếm ở Google. Sử dụng các công cụ như BuzzSumo hoặc Google Trends để xác định các chủ đề phổ biến trong ngành của bạn.
Bạn có thể sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Ahrefs. Hoặc SEMrush để xác định các từ khóa và cụm từ cụ thể có liên quan nhất đến doanh nghiệp.
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng thống kê chủ đề xoay quanh đối tượng mục tiêu và các vấn đề của họ. Bằng cách sử dụng Chat GPT để hỏi trí tuệ nhân tạo. Và công cụ thông minh này rất nhanh chóng cho bạn những câu trả lời chi tiết rất hiệu quả cho chiến lược SEO của bạn.
Tôi tạo ra website phanthanhdung.com, tại đây tôi có rất nhiều bài viết blog khác nhau nhưng đều tập trung vào chủ đề giao tiếp, thuyết trình.
Mục đích lớn nhất là giúp mọi người giao tiếp, thuyết trình tốt hơn. Do đó, tôi sử dụng công cụ chat GPT để hỏi về các chủ đề giải quyết vấn đề trên. Bạn có thể xem ở hình bên dưới cách tôi hỏi và cách chat GPT cho tôi rất nhiều những chủ đề liên quan.
Khi đã có các chủ đề gợi ý, việc của tôi là chọn một chủ đề phù hợp. Sau đó suy nghĩ người dùng sẽ hỏi, tìm kiếm gì cho chủ đề này. Hoặc dùng công cụ để kiểm tra từ khóa này có được tìm kiếm nhiều không. Thông thường, chat GPT sẽ gợi ý những vấn đề mấu chốt nhất của một lĩnh vực mà bạn theo đuổi.
2. Tạo nội dung chất lượng cao
Nội dung bài viết là phần trong thể thiếu trong chiến lược SEO. Để Google ghi nhận và đẩy bài viết của bạn lên top, tất nhiên bài viết ấy phải có nội dung chất lượng. Nghĩa là, bài viết đó chia sẻ đến cộng đồng những kiến thức hữu ích, có giá trị. Nó phải là những nội dung hoặc cách trình bày mới mẻ, khác lạ với vô vàn những bài viết khác cùng chủ đề. Sẽ tuyệt vời hơn nếu đó là những chia sẻ của cá nhân. Có thể là trải nghiệm, kinh nghiệm…
Điều tối kỵ khi tạo nội dung tiếp thị là Copy. Việc này không mang lại bất cứ giá trị nào cho cộng đồng.
Đặc biệt, khi viết bài, cần kiểm tra không sai các lỗi chính tả. Sẽ thiếu chuyên nghiệp trong mắt người đọc nếu bạn mắc những lỗi thuộc về kiến thức cơ bản này.
3. Tối ưu hóa dòng tiêu đề – chiến lược SEO quyết định nhấp chuột
Tiêu đề là yếu tố quyết định người dùng có nhấp chuột vào bài viết của bạn hay không. Dòng tiêu đề phải hấp dẫn, phản ánh chính xác nội dung bài viết.
Một cách để tạo ra tiêu đề hấp dẫn và tăng tỉ lệ nhập chuột là tiêu đề có sử dụng các con số. Bởi nó thu hút sự chú ý, cung cấp tính cụ thể và tạo cảm giác cấp bách.
4. Tối ưu hóa mô tả meta
Mô tả meta giống như một đoạn tóm tắt nội dung hoặc đại ý của bài viết. Mô tả meta rất ngắn gọn, không được dài hơn 155-160 ký tự để đảm bảo chúng được hiển thị đầy đủ trong SERPs. Do đó bạn cần sử dụng khôn ngoan không gian này để viết mô tả hấp dẫn. Nhằm khuyến khích người dùng nhấp vào bài viết của bạn.
Khi được viết tốt, mô tả meta có thể giúp cải thiện xếp hạng công cụ tìm kiếm, bằng cách cung cấp ngữ cảnh và mức độ liên quan cho các công cụ tìm kiếm.
Bạn nên đưa từ khóa vào đoạn mô tả. Ngoài ra, có thể thêm những câu kêu gọi hành động để tăng lưu lượng truy cập.
5. Cần sử dụng tiêu đề và tiêu đề phụ
Một bài viết khoa học là bài viết có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng. Luận điểm chính là các tiêu đề trong bài viết tiếp thị. Sử dụng các tiêu đề giúp sắp xếp nội dung và giúp các công cụ tìm kiếm dễ hiểu hơn.
Hơn nữa, sử dụng hệ thống tiêu đề giúp bài viết rõ ràng. Người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung chính mà bài viết triển khai.
Từ khóa cũng cần xuất hiện trong tiêu đề và tiêu đề phụ để tối ưu hơn cho bài viết.
6. Liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ là liên kết đến một nội dung khác trong cùng trang web của bạn. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng của chiến lược SEO khi tiếp thị nội dung. Bởi vì điều này giúp:
Thứ nhất, nâng cao trải nghiệm người dùng. Liên kết nội bộ hướng dẫn người dùng tìm đọc những nội dung có liên quan khác trên website của bạn. Đồng thời cũng là cách để giúp người dùng đọc nhiều hơn những bài viết, dành nhiều thời gian trên trang web của bạn.
Thứ hai, góp phần cải thiện thứ hạng của các trang bạn liên kết đến trong trang kết quả mà người dùng tìm kiếm.
Cuối cùng, liên kết nội bộ cũng là cách để bạn có thể làm nổi bật những nội dung cần quảng bá.
Lưu ý: Bạn nên liên kết đến những nội dung có liên quan và mang lại giá trị cho người đọc. Điều này cho thấy sự uy tín, khoa học, chuyên nghiệp của bạn. Từ đó giúp giữ chân người đọc và giảm tỉ lệ thoát.
7. Liên kết bên ngoài
Khác với liên kết nội bộ, chiến lược SEO liên kết bên ngoài là cách bạn tạo liên kết với các trang khác. Cách làm này cung cấp thêm giá trị cho độc giả của bạn. Hơn nữa còn giúp thiết lập trang web của bạn như một nguồn thông tin đáng tin cậy.
Để liên kết bên ngoài đạt hiệu quả cao, bạn cần:
Liên kết đến những nguồn chất lượng cao. Tức là những nguồn uy tín và đáng tin cậy. Bạn nên chọn những nguồn lớn, những trang web hay nền tảng nhiều người biết đến.
Thêm vào đó, cần phải tạo ra ngữ cảnh, tức là nên đưa liên kết vào một cách tự nhiên. Có thể trong nội dung bài viết của bạn có nhắc đến. Hoặc là bạn cần có sự dẫn dắt, điều hướng người đọc.
Nếu bạn có nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn tôi có website, youtube, fanpage, facebook cá nhân…, hãy cố gắng liên kết đến những kênh của chúng ta. Cách làm này giúp bạn giữ chân được người dùng.
Ngay trong bài viết này tôi có sử dụng các liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài. Bạn có thể nhấp vào những chữ màu xanh để theo dõi.
8. Tối ưu hóa hình ảnh
Sử dụng hình ảnh cho bài viết là cách giúp người đọc bớt nhàm chán với con chữ. Đồng thời, hình ảnh cũng là cách minh họa rõ ràng nhất cho các nội dung của bài viết.
Tuy nhiên, để hình ảnh là một trong các chiến lược SEO tích cực cho nội dung tiếp thị, bạn cần biết cách đặt tên cho hình ảnh.
Đó là trong tên của hình ảnh cần có từ khóa. Cách làm này sẽ tối ưu hiển thi khi người dùng tìm kiếm bằng hình ảnh.
9. Theo dõi số liệu phân tích – cách đo lường hiệu quả của chiến lược SEO
Trước khi tạo nội dung tiếp thị, bạn đã có những nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, bạn cũng cần theo dõi các số liệu phân tích. Đây là cách để bạn đo lường xem các chiến lược SEO của mình có hiệu quả hay không.
Bạn có thể sử dụng công cụ Google Analytics. Công cụ này giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ thoát và tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời Google Analytics còn theo dõi tỷ lệ chuyển đổi và xác định trang, từ khóa nào đang thúc đẩy nhiều chuyển đổi nhất.
10. Luôn cập nhật
Thế giới internet thay đổi từng ngày. Do đó, bạn cần luôn theo dõi và cập nhật những xu hướng, chiến lược SEO mới nhất. Hoặc các phương pháp SEO hay nhất để đảm bảo rằng nội dung của bạn vẫn phù hợp và hiệu quả theo thời gian.
Các thuật toán của công cụ tìm kiếm luôn thay đổi và có thể những chiến lược SEO cũ không còn hiệu quả nữa. Cho nên, cập nhật là cách bạn luôn làm mới mình và tối ưu hơn.
Hiện nay, hành vi của người dùng cũng thay đổi. Họ thường truy cập trên các thiết bị di động nhiều hơn so với máy tính thông thường. Vì thế, cần điều chỉnh để tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Lời kết chiến lược SEO
Ngày nay, việc viết bài chuẩn SEO không còn khó khăn khi có các công cụ hỗ trợ. Bạn có thể tự tìm kiếm và chọn công cụ phù hợp với công việc của bản thân. Hiện tại, tôi đang dùng công cụ Yoast SEO.
Là một nhà tiếp thị nội dung, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đào tao, cần phải làm tốt các chiến lược SEO để gia tăng lưu lượng truy cập. Đồng nghĩa với đó là gia tăng khách hàng và doanh thu.
Đây là cách tôi đã và đang áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Hi vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn.
Nếu có bất kì thảo luận nào hãy để lại bình luận ở dưới. Tôi và cộng sự sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.