Phan Thanh Dũng

Nội Dung Bài Viết

10 lời khuyên tốt nhất để giao tiếp với người hướng nội

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người hướng nội rất tuyệt vời. Họ trầm tính, ít nói nhưng lại rất giỏi lắng nghe. Đó là những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mà họ quan tâm. Người hướng nội yêu thích sự tìm tòi, nghiên cứu. Đặc biệt, đây là những người có khả năng tự lập cao. Có thể bình tĩnh, tập trung khi đối diện với các vấn đề. Hơn nữa, họ rất ít bị chi phối bởi môi trường hay cảm xúc xung quanh… Và vô vàn những điều khác mà người hướng ngoại khó có được. Rất nhiều người muốn giao tiếp với người hướng nội nhưng không biết làm thế nào? Bởi vì họ thích một mình, ít nói, trầm tính, họ muốn yên tĩnh, tập trung.

Nếu đang cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với người hướng nội thì bài viết này chính xác là dành cho bạn. Với gần 10 năm đào tạo về giao tiếp, thuyết trình cho hàng ngàn học viên. Tôi đã đóng gói được những kinh nghiệm quý báu, đầy tính thực chiến về cách giao tiếp hiệu quả với người hướng nội.

Trước khi áp dụng những lời khuyên của tôi, bạn cần biết đối tượng giao tiếp của mình có phải là người hướng nội hay không. Khi và chỉ khi hiểu về đặc điểm tính cách của họ thì mọi chiến lược giao tiếp mới có hiệu quả.

Đọc bài viết  Tiết lộ 5 cách để giao tiếp hiệu quả cho người hướng nội để biết về đặc điểm của người hướng nội.

Lựa chọn không gian phù hợp - Điều nên làm khi giao tiếp với người hướng nội

1. Lựa chọn không gian phù hợp – Điều nên làm khi giao tiếp với người hướng nội

Nếu bạn có cuộc trò chuyện với người hướng nội, cách khôn ngoan nhất để họ thoải mái trò chuyện với bạn là hãy biết lựa chọn không gian phù hợp.

Thế nào là phù hợp?

Nếu người hướng ngoại cảm thấy hứng thú, phấn chấn khi ở trong những buổi liên hoan đông người. Họ hào hứng với những không gian ồn ào, náo nhiệt như quán bar, karaoke… Thì người hướng nội lại cảm thấy như bị rút cạn năng lượng. Họ thu mình lại, trở nên nhạy cảm hơn. Thậm chí họ tự tách biệt bản thân với đám đông và cảm thấy mệt mỏi.

Người hướng nội yêu thích và cảm thấy nhiều năng lượng trong không gian yên tĩnh, ít người. Quán cà phê, nhà riêng… là những địa điểm thích hợp. Trò chuyện trong nhóm nhỏ hoặc 1 – 1 là gợi ý tuyệt vời cho bạn.

2. Lắng nghe tích cực – Cách tốt để giao tiếp với người hướng nội

Thực ra, lắng nghe tích cực không chỉ là liều thuốc quý báu cho người hướng nội mà là cho tất cả mọi người. Ai cũng thích và mong muốn được người khác lắng nghe.

Khi được lắng nghe chúng ta mới cảm thấy được tôn trọng và hào hứng để chia sẻ những điều tiếp theo.

Đối với người hướng nội, nhu cầu được lắng nghe còn cao hơn. Khi giao tiếp với họ, hãy dành sự chú ý và lắng nghe tích cực. Hãy giao tiếp bằng mắt, gật đầu, nghiêng người ra trước hay ghi chú lại… Đó là những biểu hiện của bạn khiến người hướng nội cảm thấy an tâm với những gì họ đang nói. Từ đó giúp họ thoải mái, cởi mở hơn.

Để biết cụ thể, chi tiết những hướng dẫn về cách lắng nghe tích cực. Bạn có thể đọc bài viết 9 chiến lược để lắng nghe hiệu quả từ chuyên gia.

3. Bám sát chủ đề

Người hướng nội là những người thích những cuộc trò chuyện có chiều sâu, có ý nghĩa. Họ thường né tránh những câu chuyện tán gẫu. Do đó, khi bàn luận một chủ đề nào với người hướng nội, hãy cùng họ tập trung đào sâu, làm rõ và bám sát chủ đề. Nên áp dụng cách: Một chủ đề tại một thời gian.

Đừng lan man hay nói hết chuyện này sang chuyện khác như người hướng ngoại.

Cho nên, đặt các câu hỏi mở cũng là cách khuyến khích, khơi gợi người hướng nội chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc.

4. Hãy kiên nhẫn, không thúc giục, áp lực về thời gian

Bạn cần biết rằng người hướng nội không phải là người suy nghĩ chậm chạp. Mà là những người suy nghĩ kĩ, thấu đáo cho bất cứ vấn đề nào. Do đó, khi đứng trước các câu hỏi bạn đưa ra, họ cần thời gian để nghiền ngẫm và quyết định nên nói những gì.

Nó tương tự như việc ăn uống của chúng ta vậy. Có người ăn rất nhanh, họ dường như nuốt chửng thức ăn. Lại có người ăn chậm, nhai kĩ. Người này coi trọng việc thưởng thức món ăn hơn là số lượng nạp vào cơ thể.

Cho nên, để giao tiếp với người hướng nội, bạn cần có sự kiên nhẫn. Hãy dành thời gian để chờ họ. Chắc chắn bạn sẽ nhận được những ý kiến, bàn luận tuyệt vời hay những góc nhìn thấu tình đạt lí.

Hơn nữa, đừng bao giờ áp đặt thời gian hoặc nóng vội, thúc giục người hướng nội. Bởi sẽ tác động, khiến họ không hứng thú để trò chuyện cùng bạn nữa. Thực ra, điều này đúng với hầu hết mọi cuộc giao tiếp nói chung, không riêng gì đối với người hướng nội.

5. Tránh ngắt lời khi giao tiếp với người hướng nội

Nếu người hướng ngoại nghĩ nhanh, nói nhanh thì người hướng nội lại dành phần lớn thời gian để lắng nghe, quan sát, phân tích.

Một khi họ đã nói ra ý kiến của mình tức là lúc họ nói hết những tâm huyết đã chuẩn bị. Thậm chí đó là sự cố gắng rất nhiều khi trình bày trước một nhóm người. Vì vậy, nếu bị ngắt lời sẽ khiến mọi dòng suy nghĩ như chặn đứng. Sự hứng thú cũng sẽ mất đi. Tôi nghĩ rằng, người hướng nội sẽ không muốn chia sẻ thêm bất kì điều gì nữa.

Do đó, hãy để họ trình bày hết những gì đã chuẩn bị, suy nghĩ. Cách tốt nhất để giao tiếp với người hướng nội là không ngắt lời họ. Đây cũng là biểu hiện của sự tôn trọng trong giao tiếp.

6. Gửi trước chủ đề cần thảo luận

Rõ ràng, người hướng nội không thích những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Cho nên, nếu có cuộc hẹn với người hướng nội về một chủ đề, công việc, bài tập nào đó. Cách tốt nhất để người hướng nội nhanh chóng đưa ra ý kiến của mình là gửi trước chủ đề, các câu hỏi, nội dung của buổi nói chuyện.

Làm như vậy giúp người hướng nội có thời gian chuẩn bị, nghiên cứu kĩ càng hơn. Đồng thời, nó cũng cho thấy bạn là người thấu hiểu và thiện chí, mong muốn sự hợp tác, đồng hành từ người hướng nội.

Nên giao tiếp bằng văn bản với người hướng nội

7. Tôn trọng sự hướng nội của họ

Ngày nay, trong một xã hội thượng tôn sự hướng ngoại. Đi đâu người ta cũng yêu mến, thấy thích thú trước những người vui vẻ, hoạt bát, hòa đồng. Những người hoạt ngôn, nhanh nhẹn, quảng giao lại có nhiều mối quan hệ… Cho nên, người hướng nội thường “lép vế” hơn trong những hoạt động cộng đồng.

Tuy nhiên, hướng nội hay hướng ngoại cũng chỉ là những dạng tính cách của con người. Và mỗi dạng đều có những thế mạnh cũng như điểm yếu riêng.

Cho nên, trong mọi cuộc giao tiếp hay các hoạt động chung, đừng nói những lời lẽ khó nghe, phân biệt người hướng nội. Chẳng hạn Nói gì đi chứ? Sao ít nói quá vậy? Sao lại thích ở một mình? Làm gì giống tự kỉ quá vậy?

Cũng đừng thúc giục, ép buộc họ nói nhiều hơn, hướng ngoại hơn, thoát ra khỏi vỏ bọc, rồi sẽ quen thôi….

Tôi nghĩ bạn nên là tôn trọng những gì họ có. Và tìm điểm cân bằng, tìm cách phát huy những thế mạnh của họ. Hãy để họ thoải mái, tập trung vào từng người mà họ cảm thấy phù hợp. Biết đâu, đó sẽ là bắt đầu cho một mối quan hệ tuyệt vời mới.

8. Sử dụng văn bản nhiều hơn khi giao tiếp với người hướng nội

Nhiều người hướng nội cảm thấy lo lắng khi trò chuyện trực tiếp hoặc qua điện thoại. Họ sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi nhắn tin hoặc email. Rõ ràng, khi giao tiếp bằng văn bản người hướng nội có thời gian để suy nghĩ, xem xét, cân nhắc nên viết gì, xóa điều gì.

Thế nên, bạn có thể cân nhắc sử dụng tin nhắn và email nhiều hơn khi giao tiếp với người hướng nội.

9. Hãy để họ rời đi

Thực tế cuộc sống tôi đã bắt gặp rất nhiều trường hợp nhiều người không hề hứng thú với cuộc vui chung, các bữa tiệc hoặc “tăng 2”, “tăng 3″… Nhưng vẫn phải ở lại bởi những lời mời, năn nỉ, khiêu khích…của người khác. Họ – những người hướng nội có thể vì nể nang, vì bạn bè, vì hoạt động chung mà ở lại. Nhưng thực sự đối với họ khoảng thời gian đó như cực hình.

Nó bào mòn mọi năng lượng, vắt kiệt sức lực của người hướng nội. Và quan trọng, họ không hề thấy vui như người khác.

Do vậy, đừng ép buộc họ tham dự khi không còn hứng thú. Hãy để họ rời đi.

10. Đừng bao giờ cố thay đổi họ 

Mỗi cá thể được sinh ra đều có những sứ mệnh đặc biệt. Nếu như ai cũng giống ai thì đâu còn xã hội. Do vậy, đừng đòi hỏi người hướng nội trở nên hướng ngoại.

Người hướng nội có nhiều điểm mạnh. Giỏi lắng nghe, quan sát tốt và có khả năng tập trung tuyệt vời. Thay vì cố gắng khiến họ trở thành người sôi nổi hơn, bạn nên nhìn nhận những lợi ích từ sự hướng nội của họ.

Hãy tôn trọng ranh giới riêng của mỗi người. Bởi chính bạn cũng mong muốn mọi người tôn trọng như vậy.

Ngay cả những người hướng ngoại cũng cần có những khoảnh khắc một mình.

Lời kết

Thực ra, cho dù bạn giao tiếp với bất kì ai, hãy đặt bản thân vào vị trí của họ để thấu hiểu, đồng cảm. Tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có rào cản nào tồn tại mãi nếu bạn thật tậm muốn người khác tốt hơn.

Chỉ cần giao tiếp bằng trái tim, giao tiếp từ tâm thì sẽ có cuộc trò chuyện như ý.

Theo dõi tôi để nhận được nhiều chia sẻ hữu ích.

Phan Thanh Dũng
Phan Thanh Dũng

Pro Coach Thuyết Trình - Người đầu tiên đã tìm ra "long mạch thuyết trình" và công thức "hoạt ngôn". Cha đẻ lớp học Giải phóng ngôn từ và chương trình huấn luyện Siêu diễn đạt

All Posts
  • Hey Bạn, tên tôi là Phan Thanh Dũng. Tôi đam mê giúp người khác tự tin hơn nhờ chinh phục kỹ năng thuyết trình để tự tin nói chuyện trước đám đông, trước camera ống kính và người lạ.
  • Giáo trình đào tạo của tôi không hướng người học đến việc làm MC như các chuyên gia khác, nội dung mà tôi đào tạo là giúp người học chinh phục kỹ năng thuyết trình để ứng dụng vào trong công việc, giao tiếp đời thường và bán hàng chứ không phải MC sự kiện hay đứng sân khấu.
  • Tôi tập trung vào yếu tố cốt lõi “giúp học viên từ gốc” đó là giúp họ bước đầu giải phóng ngôn từ sau đó là điễn đạt một cách lưu loát, súc tích, thuyết phục rồi mới đến việc học các kỹ thuật thuyết trình để thu hút hơn.
  • Tôi vô cùng tự hào giới thiệu đến bạn lộ trình Siêu Diễn Đạt 4.0 , hành trình biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Viết một bình luận

Tôi đã dành hơn 2 năm nghiêm túc tìm kiếm “Long Mạch Thuyết Trình”  để chinh phục kỹ năng thuyết trình. Tôi đã tìm ra cách thức “mới” phá vỡ các cách luyện tập truyền miệng “không hiệu quả” ngoài kia như đọc thêm sách, luyện nói trước gương…

Từ năm 2019 đến nay, tôi đã tổ chức hơn 140+ lớp học miễn phí với hơn 50.000+ đăng ký tham gia nhằm chia sẻ “Long Mạch Thuyết Trình” đến với cộng đồng.

Hiện nay tôi cực kỳ tự hào vì mình đã hệ thống hóa được trong tay lộ trình luyện tập qua online siêu hiệu quả giúp những ai thật sự muốn chinh phục kỹ năng thuyết trình dù người đó bận 18 tiếng một ngày, đó là “Siêu Diễn Đạt 4.0