Có bao giờ bạn nói chuyện nhưng lại bị người khác phớt lờ hay chưa? Có khi nào bạn ở trên thuyết trình nhưng khán giả ở dưới việc ai người đó làm, miệng ai người đó nói không? Cảm giác của bạn lúc này là gì? buồn bã? thất vọng? khó chịu? chán nản? đau khổ? Tất cả bủa vây lấy bạn. Vậy có cách nào giúp bạn nói chuyện thu hút, lời nói trở nên đáng giá hơn và ai cũng muốn lắng nghe bạn nói không? Có đấy. Nếu thực sự bạn đang gặp khó khăn về giao tiếp, hãy kéo xuống dưới và đọc tiếp. Bởi đó là những cách nói chuyện người khác muốn nghe.
Giọng nói của con người là thứ âm thanh tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng. Nó là thứ có thể gây chiến tranh, xoa dịu nỗi đau, khiến con người và vạn vật trở nên hạnh phúc, thậm chí, nó có thể thay đổi thế giới.
Vậy mà nhiều người lại không biết sử dụng món quà trời ban đó để khiến cuộc sống của bản thân và mọi người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.
Tại sao, mỗi người đều được vũ trụ ban cho giọng nói tuyệt diệu ấy, mà có người mỗi khi cất tiếng ai cũng muốn nghe một cách hào hứng, say mê, nhưng lại có người vừa nói thì ai cũng phớt lờ, thậm chí là quay mặt đi?
Tất cả đều có lý do.
1. 7 sai lầm trầm trọng khiến người khác không muốn nghe bạn nói
Có rất nhiều lý do khiến bạn nói chuyện kém duyên, nhưng dưới đây, tôi chỉ đề cập đến một số sai lầm phổ biến đến từ bản thân bạn.
Chuyên gia thuyết trình Julian Treasure trong bài TED đã chỉ ra 7 sai lầm chết người trong mọi cuộc trò chuyện hay các buổi thuyết trình khiến người khác chỉ muốn quay lưng khi bạn nói.
1.1. Nói xấu sau lưng
Đây là một thói quen giao tiếp tệ hại. Đặt mình vào vị trí người nghe, khi phải nghe một ai đó nói xấu người khác, chúng ta hoàn toàn không muốn tiếp nhận. Họ nói xấu người khác với mình, liệu mình có trở thành nạn nhân tiếp theo trong câu chuyện của họ hay không?
1.2. Hay phán xét không phải là cách nói chuyện người khác muốn nghe
Một số người luôn phán xét mọi chuyện, phán xét mọi người. Khi chưa hiểu vấn đề, chưa biết rõ gì cả, thiếu kiến thức,… đã vội vàng kết luận, phán xét. Việc làm như vậy gây tổn thương cho người khác, thậm chí đó còn là một sự xúc phạm. Chẳng ai có thể để tâm vào những lời phán xét của bạn dù chỉ một chút.
1.3. Luôn nói những điều tiêu cực
Nếu bạn luôn thốt ra những điều tiêu cực mỗi ngày, không có ai muốn lại gần bạn, nói chuyện với bạn. Bởi vì tiếp xúc với kiểu người này sẽ khiến chúng ta mất năng lượng cả ngày. Ai cũng muốn kết bạn, trò chuyện với những người tỏa ra năng lượng tích cực.
Ngoài ra, trong mọi cuộc trò chuyện, người khác luôn dị ứng, thấy khó chịu nếu nghe một ai đó nói tục, chửi thề. Nhiều người nói tục như câu cửa miệng của họ, câu nào cũng thêm vào những từ tục tĩu. Nếu bạn đang mắc lỗi giao tiếp này cần phải bỏ ngay, bởi những người xung quanh thấy ái ngại thay cho bạn và dần dần không muốn trò chuyện hay lắng nghe bạn nói bất cứ điều gì nữa.
1.4. Luôn phàn nàn về mọi thứ: không phải là cách nói chuyện người khác muốn nghe
Một người luôn phàn nàn là người luôn cảm thấy khó chịu, không vừa lòng về mọi thứ. Họ xuất hiện với khuôn mặt đăm đăm và những lời nói khó nghe. Phàn nàn là một dạng khác của tiêu cực. Do vậy, mọi người sẽ tránh xa những người phàn nàn.
1.5. Đổ lỗi, bào chữa
Điều mà người khác muốn nghe là nhận trách nhiệm. Thứ mà người khác muốn thấy là khắc phục hậu quả. Chẳng ai cần, không ai muốn nghe bạn bao biện, đổ lỗi. Tất nhiên, không ai muốn hợp tác, làm ăn kinh doanh với những người có thói xấu này.
1.6. Thêu dệt, phóng đại chưa bao giờ là cách nói chuyện người khác muốn nghe
Thêu dệt, phóng đại hay còn gọi là “nổ”.
Trong một vài trường hợp, để câu chuyện trở nên hài hước, hay với mục đích giải trí thì “nổ” một chút cũng không thành vấn đề.
Tuy nhiên, trong hầu hết các hoạt động giao tiếp, thuyết trình, sự phóng đại này trở thành nói dối, nói dối trắng trợn, và chúng ta không muốn nghe những người mà chúng ta biết là đang nói dối mình. Sự thật là, nếu biết ai đó đang thêu dệt, phóng đại một điều gì khi nói chuyện, chúng ta thường cười thầm và không muốn gặp họ lần sau.
1.7. Chủ nghĩa giáo đều
Bạn biết đấy, ai đó đang tấn công bạn bằng ý kiến của họ như thể chúng là sự thật. Thật khó để lắng nghe điều đó.
Nếu phạm phải những sai lầm trong giao tiếp nói trên, thứ bủa vây lấy người nghe chưa hẳn là nội dung bạn nói mà là sự khó chịu, tức giận. 7 lý do trên như một rào chắn cho mọi cuộc trò chuyện. Khi những cảm giác tiêu cực bao trùm thì không thể nào lắng nghe hay tiếp thu bất kì thứ gì khác nào nữa. Lời nói lúc này đúng nghĩa tạo tổn thương, gây chiến tranh.
2. Cách nói chuyện khiến người khác muốn nghe
2.1. Không phạm phải 7 sai lầm trên là cách đơn giản để người khác muốn nghe bạn nói
Đúng vậy. Khi bạn đã biết bản thân phạm phải những sai lầm nào thì cách đơn giản nhất để nói chuyện trở nên thu hút là khắc phục những lỗi lầm nói trên.
7 lỗi giao tiếp này, đa số mọi người không dưới một lần mắc phải. Không có ai hoàn hảo trong suốt cuộc đời của mình. Chỉ cần bạn cố gắng, luôn nhắc nhở bản thân chú ý lời ăn tiếng nói để tránh làm tổn thương người khác.
Những lời răn dạy về cách ăn nói đã có từ xa xưa, đi vào ca dao tục ngữ, thấm đẫm lòng người:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
“Một người nói ngang, ba làng không nói lại.”
2.2. Loại bỏ những phiền nhiễu trước khi nói
Đôi khi không phải vì bạn nói chuyện không thu hút, mà đơn giản là vì người nghe bị phân tâm bởi những thứ khác. Hãy tạo ra một môi trường lí tưởng cho cuộc trò chuyện. Tốt nhất nên tắt, mở nhỏ ti vi hoặc các thiết bị âm thanh khác.
Ngày nay bạn có thể thấy người nghe không thể nào biết bạn đang nói gì nếu như cứ tập trung vào chiếc điện thoại của họ.
2.3. Trung thực, đúng với những gì bạn nói, thẳng thắn và rõ ràng.
Làm được điều này thể hiện bạn là một người uy tín, đáng tin cậy. Hiển nhiên những người trung thực, rõ ràng, thẳng thắn rất thu hút.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp bạn phải khéo léo, không phải cứ thẳng thắn, trung thực là tốt. Thẳng thắn nhưng đừng thô thiển.
2.4. Hãy trực tiếp và ngắn gọn
Đi thẳng vào vấn đề và duy trì chủ đề để thu hút sự chú ý của người nghe. Tóm tắt những gì bạn muốn nói trước khi nói và tập trung vào vấn đề hiện tại, cắt bỏ mọi cuộc trò chuyện không liên quan.
Đưa ra quan điểm của bạn trong vòng 30 giây đầu tiên của cuộc trò chuyện để đảm bảo khán giả của bạn đang lắng nghe. Giải thích ít hơn là nhiều hơn là hiệu quả nhất khi bạn có điều gì đó quan trọng muốn nói.
Nhiều người rời bỏ cuộc trò chuyện vì mất hết kiên nhẫn bởi bạn cứ vòng vo, không biết bạn nói điều gì. Trực tiếp và nói ngắn gọn luôn là cách tốt nhất cho mọi cuộc trò chuyện. Nó tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
2.5. Luôn luôn nói những điều tích cực: Đây chính xác là cách nói chuyện người khác muốn nghe
Sự tích cực hấp dẫn người nghe hơn là tiêu cực. Tránh lấp đầy cuộc trò chuyện bằng những lời phàn nàn, bào chữa và nhận xét bi quan. Diễn đạt lời nói của bạn một cách xây dựng, tập trung vào các ý tưởng để giải quyết vấn đề hơn là bản thân vấn đề khi nói về một chủ đề nghiêm túc. Thể hiện cảm xúc của bạn mà không đưa ra những lời buộc tội hoặc xúc phạm là cách làm tốt cho mọi cuộc trò chuyện.
2.6. Hãy lắng nghe người khác
Nếu muốn người khác lắng nghe mình, bạn phải lắng nghe người khác. Hãy công bằng.
Trở thành một người lắng nghe tốt cũng quan trọng như một người nói giỏi. Cho thấy rằng bạn đang chú ý bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt, gật đầu và đặt câu hỏi tiếp theo. Bằng cách tích cực lắng nghe, bạn cũng có thể thu thập phản hồi có giá trị và xây dựng mối quan hệ với khán giả của mình.
Hầu hết mọi người trở nên thích thú hơn khi lắng nghe ai đó tỏ ra quan tâm đến vấn đề của họ và đáp lại họ.
Tránh ngắt lời người khác. Thay vào đó, hãy cho họ thấy bạn đang lắng nghe bằng những cử chỉ nhỏ, chẳng hạn như gật đầu hoặc nói ừ, dạ, vâng.
Mặc dù bạn có thể không đồng ý, nhưng hãy nhớ không phán xét. Bạn muốn họ tôn trọng suy nghĩ và ý tưởng của bạn, vì vậy hãy chủ động và thể hiện sự tôn trọng tương tự với họ.
2.7. Giọng nói tự nhiên, rõ ràng là cách nói chuyện người khác muốn nghe
Giọng nói dễ nghe, tự nhiên là một cách đơn giản để đi vào lòng người. Nếu giọng của bạn chưa hay cần luyện tập nhiều hơn nữa.
Thay đổi giọng điệu và tốc độ có thể giúp thu hút sự chú ý của khán giả và làm cho thông điệp của bạn sinh động hơn. Cân nhắc sử dụng giọng điệu nhẹ nhàng hơn để nhấn mạnh một điểm hoặc tốc độ mạnh mẽ hơn để truyền tải sự nhiệt tình.
Khi bạn cảm thấy hào hứng có thể lên giọng cao hơn, nói nhanh hơn, hoặc chậm lại để nhấn mạnh.
2.8. Sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể và tín hiệu phi ngôn ngữ của bạn có thể tác động đáng kể đến cách người khác cảm nhận về bạn và thông điệp của bạn.
Giao tiếp bằng mắt, sử dụng cử chỉ tay phù hợp và đứng thẳng để thể hiện sự tự tin và thu hút khán giả của bạn. Tránh bồn chồn, khoanh tay, cúi người, mắt đảo… tất cả những điều này có thể làm sao nhãng thông điệp của bạn và giảm độ tin cậy của bạn.
2.9. Dừng lại một chút – Tạo khoảng lặng
Dừng cuộc trò chuyện lại một chút cho bạn thời gian để thở, tái tập trung và có một cuộc nói chuyện ý nghĩa.Dừng lại một chút mỗi khi bạn chia sẻ một suy nghĩ hoàn chỉnh trong cuộc trò chuyện. Khi bạn làm vậy, hãy hít thở sâu vài lần và tập trung vào bản thân. Xem xét những từ tiếp theo của bạn và tập trung vào những gì bạn đang cố gắng truyền đạt để bạn có ý tưởng về những gì bạn sẽ nói trước khi bắt đầu nói lại.
Nhiều khi, bạn cần im lặng – tạo những khoảng lặng. Bởi vì, đôi lúc bạn nói nhiều không ai nghe nhưng khi im lặng người ta lại để ý. Đó là điều kì diệu. Im lặng nhưng lại có sức nặng. Nó rất mạnh mẽ.
2.10. Thấu hiểu người nghe
Trước khi bạn bắt đầu nói, điều cần thiết là phải xem xét bạn đang nói chuyện với ai và họ có thể quan tâm đến điều gì. Điều chỉnh thông điệp của bạn cho phù hợp với nhu cầu và mối quan tâm của đối tượng có thể tăng đáng kể cơ hội thu hút sự chú ý của họ và tạo kết nối.
Khi cảm thấy người nghe lơ đãng, hay mệt mỏi, không tập trung, bạn cần thay đổi giọng nói, điều chỉnh nội dung, dừng lại một chút, tương tác với người nghe bằng những câu hỏi, kể một câu chuyện hài hước, li kì, thêm một vài giai điệu hay đơn giản là cùng thực hiện một vài động tác.
2.11. Nói chuyện bằng trái tim – tình yêu: Cách nói chuyện người khác muốn nghe đơn giản, hiệu quả nhất
Tại sao tôi có thể nói như vậy?
Bởi vì những gì đi từ trái tim sẽ chạm đến trái tim.
Nói chuyện bằng trái tim – tình yêu ở đây không hoàn toàn là tình yêu lãng mạn của đôi lứa mà là tình yêu thương. Đó là những lời cầu mong, lời chúc an lành, tốt đẹp.
Nếu nói chuyện với ai bạn cũng luôn thầm chúc họ tốt lành thì không bao giờ bạn phạm phải 7 sai lầm chết người trên. Nếu bạn luôn cầu mong những điều tốt đẹp đến cho người nghe thì làm sao bạn có thể thốt ra những lời làm họ đau lòng, tổn thương, làm sao hờ hững buông những câu tiêu cực, phàn nàn, chỉ trích. Không thể nào.
Thật giản đơn và kì diệu.
Bạn hãy thử ngay với những người xung quanh mình – nói chuyện bằng tình yêu – chắc chắn bạn sẽ nhận lại những điều tuyệt vời, những cảm giác hạnh phúc ngay bây giờ. Thật đấy!
Lời kết
Tóm lại, bằng cách làm theo 11 chiến lược này, bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp và thu hút khán giả của mình. Cho dù bạn đang thuyết trình tại nơi làm việc hay có một buổi họp mặt bình thường.
Tuy vậy, trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ không tránh khỏi những lúc vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cho dù bao nhiêu cách, bao nhiêu chiến lược đi nữa, tôi cũng chỉ hi vọng bạn nhớ rằng: nói chuyện bằng trái tim, bằng tình yêu thương là cách giao tiếp lan tỏa mùi hương, đi vào lòng người, để lại nhiều giá trị tốt đẹp. Đây là cách khiến lời nói của bạn trở nên đáng giá hơn mà không cầu kì, phức tạp.
Khi nói chuyện với tình yêu thương chân thành, nếu bạn có phạm sai lầm thì người nghe cũng dễ dàng bỏ qua. Đơn giản vì đó là tình yêu.
Ngoài ra, nếu bạn đang gặp những khó khăn về cách thuyết trình, trình bày không lưu loát, luôn bị run, căng thẳng, mất kiểm soát, hoặc không nhớ được hết những gì mình đã chuẩn bị khi đứng trước đám đông, TÔI SẼ GIÚP BẠN, ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN.
Bạn chỉ cần để lại bình luận ở phía dưới bài viết này hoặc liên hệ với tôi. Rất mong được đi cùng bạn.