Bạn là giảng viên ngôn ngữ, nhà đào tạo, huấn luyện viên thể dục thể thao, giáo dục giới tính hay nhà trị liệu, tư vấn tâm lí….? Bạn đã biết biến chuyên môn của mình thành công việc kinh doanh giúp học viên trở nên giỏi hơn về kĩ năng hoặc chủ đề chuyên môn của bạn? Thay vì chỉ làm công việc đào tạo hay huấn luyện đơn thuần, tạo sao bạn không nghĩ sẽ thu hút được nhiều người trở thành khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng hay là học viên trả tiền cho bạn? Phễu bán hàng cho nhà đào tạo, huấn luyện viên với 3 bước đơn giản trong bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời dẫn lối cho bạn thay đổi ngoạn mục.
Để bạn có cái nhìn tổng quan nhất về phễu bán hàng trước khi tìm hiểu nội dung bài viết này, bạn có thể tham khảo bài viết Tổng quan về phễu bán hàng: khái niệm, vai trò, cách tạo phễu.
1. Phễu bán hàng dành cho nhà đào tạo, huấn luyện viên là gì?
Đó là việc hiểu hành trình của khách hàng tiềm năng từ khi họ lần đầu biết về chương trình đào tạo của bạn cho đến khi họ đăng kí khóa học.
Trước khi quyết định mua khóa học hay đăng kí dịch vụ của bạn, khách hàng sẽ trải qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên họ cần biết rằng bạn hiện hữu, bạn có hoạt động, có đào tạo, huấn luyện. Sau đó họ quan tâm đến chương trình của bạn rồi bắt đầu tìm hiểu kĩ hơn nữa. Để xác định chương trình, khóa đào tạo có thực sự phù hợp với họ hay không, chắc chắn những khách hàng tiềm năng này sẽ dựa trên những thông tin bạn gửi hoặc họ tìm hiểu được.
Cuối cùng, sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, những khách hàng tiềm năng đó có thể đăng kí khóa học, đóng tiền để trở thành học viên. Hoặc là không.
Tất cả các giai đoạn mà khách hàng tiềm năng trải qua trước khi đưa ra quyết định mua hàng đó là một phần của phễu bán hàng cho nhà đào tạo, huấn luyện viên. Phần đầu là nhận thức và tiếp cận cộng đồng, phần thứ hai là chia sẻ thêm chi tiết thông tin, cuối cùng là bán hàng và cung cấp dịch vụ của bạn.
Việc bạn nhân thức rõ về từng giai đoạn và toàn bộ phễu bán hàng cho phép bạn cải thiện trải nghiệm và tương tác của khách hàng. Chính điều này giúp bạn cải thiện đáng kể doanh số bán hàng và chốt được nhiều giao dịch hơn.
2. 3 bước đơn giản tạo phễu bán hàng cho nhà đào tạo
Bạn đừng phức tạp hóa phiễu bán hàng của mình, càng đơn giản càng tốt, đặc biệt khi bạn là người mới.
Hãy bắt đầu một phễu với 3 giai đoạn đơn giản. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi mọi giai đoạn và xác định khách hàng tiềm năng của mình đang ở giai đoạn nào. Bạn có thể luôn thêm các giai đoạn khác khi doanh nghiệp của bạn phát triển hơn và quy trình bán hàng của bạn trở nên phức tạp hơn.
Bước 1: Tiếp cận khách hàng tiềm năng mới
Sự thật là có rất nhiều người cần kiến thức chuyên môn của bạn. Khi bạn am hiểu về một lĩnh vực nào đó thì người khác đã coi bạn là một chuyên gia. Do vậy họ sẽ tìm kiếm bạn cả trực tuyến và ngoại tuyến. Nếu có ai đó hỏi về chương trình, hay khóa đào tạo của bạn, bước đầu tiên là tiếp cận và liên hệ với họ càng nhanh càng tốt. Như cách nói của người Việt chúng ta “Cưới vợ phải cưới liền tay”, có cơ hội là phải nhanh chóng, chậm trễ cơ hội sẽ vụt mất.
Cách tiếp cận của bạn tùy thuộc vào ngành và vị trí cụ thể của bạn, nhưng trong vài năm qua, các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp, SMS, iMessage đã trở thành các kênh liên lạc hiệu quả nhất để tương tác với các học viên tương lai.
Ngoài ra tiếp cận bằng cách chạy quảng cáo trên các nền tảng cũng được nhiều nhà đào tạo, huấn luyện viên sử dụng. Sử dụng cách cho đi miễn phí một thứ gì như ebook, khóa đào tạo miễn phí để thu thập thông tin số điện thoại, email… hay đưa họ vào một nhóm riêng….
Khi khách hàng tiềm năng phản hồi lại bạn, bạn có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo để thu hút họ hơn nữa. Tuy nhiên, nếu họ không trả lời, không bắt máy hoặc nói cách khác là không phản hồi, thì bạn sẽ bị kẹt trong giai đoạn tiếp cận và sẽ cần phải theo dõi trong vài ngày tới với hy vọng kết nối được.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin
Đây là giai đoạn quan trọng để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng mang lại doanh thu cho bạn. Bạn phải tích cực theo dõi và tương tác với họ để chia sẻ thêm thông tin trong vài ngày hoặc vài tuần.
Cách tốt nhất để xử lý giai đoạn này là trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng và rõ ràng nhất có thể. Để làm được điều đó, trước tiên bạn cần hiểu chính xác những gì họ đang tìm kiếm. Hãy cụ thể và trung thực. Bạn cũng nên chia sẻ thông tin mới như giao dịch, ưu đãi và câu chuyện thành công của các học viên trước đây.
Đến bước này bạn phải là người thông thái, bởi chính thái độ, cách chăm sóc, tương tác, giao tiếp của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Đừng cố gắng thúc giục hoặc khiến họ cảm thấy khó chịu, tồi tệ vì đã không mua hàng nhanh chóng.
Không phải ai cũng sẵn sàng để mua khóa học hay khóa huấn luyện của bạn. Quá trình này phải mất vài tuần, thậm chí vài tháng trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhiều khách hàng rất kĩ lưỡng trong việc chi tiêu đồng tiền khó khăn kiếm được của họ. Do vậy bạn cần nuôi dưỡng họ từ từ bằng những giá trị tốt đẹp của bạn.
Bước 3: Đàm phán và giao dịch
Sau một vài vòng đặt câu hỏi và hiểu chương trình huấn luyện hoặc đào tạo của bạn, khách hàng tiềm năng của bạn có thể sẽ bắt đầu hỏi về giá cả và các gói, giai đoạn cuối cùng của kênh. Trong giai đoạn này, bạn đàm phán và tiếp nhận một khách hàng mới. Cách bạn giao tiếp trong giai đoạn đầu và cách bạn thuyết phục khách hàng tiềm năng sẽ ảnh hưởng đến mức độ bạn chuyển đổi khách hàng của mình.
Lưu ý:
Ngay cả sau khi bạn bán được hàng, bạn vẫn có thể tiếp tục nuôi dưỡng khách hàng của mình. Bạn nên tiếp tục trả lời câu hỏi và chia sẻ thông tin để xây dựng mối quan hệ lâu dài. Họ không chỉ đánh giá cao nó mà còn khiến họ có nhiều khả năng gia hạn gói huấn luyện hoặc đào tạo và thậm chí giới thiệu bạn bè của họ là khách hàng tiềm năng.
Hãy làm việc bằng cả cái TÂM, đặt khách hàng trên hết, khiến cho khách hàng của bạn hạnh phúc. Chắc chắn Vũ Trụ sẽ hào phóng với những người biết trao đi nhiều giá trị.
3. Một số mẹo hay khi tạo phễu bán hàng cho nhà đào tạo, huấn luyện viên
Ngoài 3 bước đơn giản trên, khi tạo phễu cho nhà đào tạo hay huấn luyện viên, bạn cũng cần chú ý thực hiện tốt các mẹo nhỏ sau để tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng.
3.1. Cá Nhân Hóa
Cá nhân hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và chốt giao dịch.
Nếu bạn tiếp cận với khách hàng bằng họ, tên cụ thể, hay điểm đặc biệt của họ như sở thích, sự quan tâm thì khả năng họ sẽ tham gia vào nhóm của bạn hay trò chuyện với bạn cao hơn. Có một điều chắc chắn là lúc này sự chú ý của họ đã dành cho bạn.
Ngược lại, nếu bạn gửi cho họ những tin nhắn chung chung, kiểu như Chào Anh/ Chị và không cá nhân hóa bất kì tương tác nào của bạn, thì khả năng cao khách hàng sẽ phớt lờ hoặc coi tin nhắn của bạn là thư rác và chặn nó.
3.2. Rõ ràng và trung thực
Đây là nguyên tắc chung cho bất cứ ai làm kinh doanh. Nhiều yếu tố như ngân sách, địa điểm, lịch trình ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mọi người. Hầu hết các khách hàng tiềm năng của bạn đều đặt kì vọng cao vào nhà đào tạo hay huấn luyện viên, đặc biệt là khi kết quả của họ phụ thuộc rất nhiều vào con người bạn.
Do đó trước khi trở thành học viên của bạn, mọi người thích giao tiếp trung thực và hiệu quả, từ đó đưa ra quyết định của họ.
Khách hàng tìm kiếm một kết quả thay đổi cuộc sống nên bạn đảm bảo rằng bạn luôn trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và trung thực bất cứ chủ đề gì.
3.3. Bằng chứng xã hội
Sự thật là những gì bạn nói về bạn khách hàng sẽ không tin bằng những gì người khác nói về bạn.
Đánh giá và lời chứng thực đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền. Đây là yếu tố khiến mọi người tin tưởng bạn và khả năng của bạn với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn đó. Hãy luôn đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng nhìn thấy những lời chứng thực của học viên trọng mọi giai đoạn của phễu bán hàng. Bạn có thể tham khảo cách đưa đánh giá của khách hàng vào đầu phễu ở trang web của tôi hay những nhà đào tạo khác.
Tuy nhiên, nếu bạn là người mới, bạn mới bắt đầu kinh doanh, hoặc chưa được khách hàng feedback, đánh giá, bạn có thể cung cấp thứ gì đó miễn phí (chẳng hạn như một khóa học) để khách hàng đánh giá dịch vụ, chất lượng của bạn.
Thật tuyệt vời và thật đáng trân trọng khi bạn đã đọc đến đây. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn thêm hiểu biết về phễu bán hàng cho nhà đào tạo và huấn luyện viên. Bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết về các chủ đề liên quan tại Blog của tôi. Cảm ơn bạn đã đồng hành!