Bạn là một doanh nghiệp đào tạo. Vậy những sản phẩm của bạn sẽ tới tay khách hàng bằng cách nào? Bạn sử dụng truyền thông xã hội, chạy quảng cáo, phát tờ rơi… Nhưng có một cách cũng hiệu quả không kém mà có thể bạn đã từng nghe qua. Đó là thiết lập chương trình giới thiệu khách hàng.
Bản chất của chương trình này là nhằm khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu những người mới đến, thường là bạn bè và gia đình của họ, mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Điều này mang tới nguồn khách hàng tiềm năng và doanh thu mới có giá trị cho doanh nghiệp của bạn. Đổi lại, bạn có thể cung cấp cho các đối tác giới thiệu của mình các ưu đãi hoặc giải thưởng cho các lượt giới thiệu thành công. Chẳng hạn như giảm giá, hoa hồng hoặc các loại thù lao khác.
Tạo một chương trình giới thiệu khách hàng tuyệt vời cần lập kế hoạch cẩn thận. Từ đó, có sự khuyến khích giới thiệu phù hợp và nỗ lực nhất quán. Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bước cần phải làm để tạo ra một chương trình thành công.
1. Xác định mục tiêu mà doanh nghiệp đào tạo hướng tới
Điều này tôi luôn nhắc đi nhắc lại trong mỗi bài viết. Khi bạn thực hiện một chiến dịch hay kế hoạch nào đó, hãy vạch ra mục tiêu cho mình. Vì chỉ có như thế bạn mới có thể đi đúng hướng, đạt được thành công nhanh chóng.
Bạn đang triển khai chương trình giới thiệu khách hàng. Vậy bạn hi vọng điều gì ở nó? Số lượng khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn nhiều hơn, doanh thu cao hơn. Hay chỉ đẩy mạnh khâu tiếp thị sản phẩm?
Ví dụ: mục tiêu của bạn là tăng lượng người theo dõi trực tuyến. Vậy bạn có thể khuyến khích khách hàng giới thiệu bạn bè qua mạng xã hội. Điều này sẽ làm tăng lượt theo dõi, tỉ lệ tương tác cho kênh của bạn.
Mỗi mục tiêu bạn đề ra sẽ kèm theo đó là các bước để thực hiện. Những hành động trước sẽ làm tiền đề cho những bước tiếp theo. Vì vậy hãy xác định chúng một cách rõ ràng.
2. Thiết kế chương trình giới thiệu khách hàng đơn giản
Thiết lập một quy trình giúp khách hàng của bạn dễ dàng gửi thư giới thiệu. Nếu khách hàng của bạn phải đi qua nhiều vòng để gửi thư giới thiệu. Như vậy sẽ rất rắc rối, mất thời gian và khách hàng sẽ không muốn làm.
Một số cách mà bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình:
Email: bạn có thể yêu cầu khách hàng của mình gửi email cho bạn và lời giới thiệu của họ, giới thiệu bạn bè của họ với bạn. Hoặc, yêu cầu người giới thiệu sao chép, chuyển tiếp, đính kèm email công ty của bạn trong các đề xuất mà họ đưa ra cho bạn bè.
Biểu mẫu giới thiệu trang web: có một biểu mẫu trên trang web của bạn để khách hàng có thể gửi thư giới thiệu. Điều này giúp khách hàng của bạn dễ dàng gửi thông tin liên hệ của bạn bè hoặc thành viên gia đình của họ.
Mã hoặc URL duy nhất: chia sẻ mã giới thiệu hoặc liên kết giới thiệu trên bưu thiếp, danh thiếp hoặc tiếp thị qua email của bạn.
Ví dụ: bạn có thể gửi mã giới thiệu cho người quen để mời họ đăng ký và mua hàng trên Shopee. Nếu như họ nhập mã code giới thiệu Shopee bạn gửi khi mua hàng trên Shopee thì bạn sẽ nhận được 20k xu. Còn người được giới thiệu cũng sẽ nhận được 10k xu vào tài khoản mua hàng.
Điều này cũng tương tự các chương trình Affiliate. Bạn có thể tham khảo cách làm của họ để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
3. Cung cấp phần thưởng hấp dẫn
Phần thưởng luôn có sức hấp dẫn đối với bất kỳ ai. Bạn nên tận dụng điều này để triển khai hiệu quả chương trình giới thiệu khách hàng.
Một số ưu đãi mà bạn có thể sử dụng:
Phiếu giảm giá: có giá trị sử dụng cho lần đầu tiên mua hàng. Hoặc là những lần mua hàng tiếp theo có giá trị thấp hơn sản phẩm hoặc dịch vụ được yêu cầu. Có rất nhiều cách để sử dụng phiếu giảm giá như một động lực cho cả người giới thiệu và người được giới thiệu. Điều quan trọng nhất là phiếu giảm giá xây dựng mối liên hệ tích cực với thương hiệu của bạn.
Thẻ quà tặng: được áp dụng khi mua sản phẩm của cửa hàng. Nó sẽ làm cho khách hàng có thể mua được hàng hóa rẻ hơn. Và làm cho cửa hàng bạn tăng được doanh thu với số lượng hàng bán ra nhiều hơn.
Điểm tích lũy: bạn sẽ thấy việc này được sử dụng ở hầu hết cửa hàng, siêu thị. Nó là nguồn tài nguyên tốt để thu thập thông tin khách hàng. Và giúp doanh nghiệp của bạn kiểm soát số lượng khách hàng hiện tại.
Đây cũng là động lực lớn cho người giới thiệu. Nếu càng có nhiều người đăng ký thì số điểm tích lũy càng cao. Từ đó họ có nhiều ưu đãi hơn trong việc mua hàng.
Miễn phí một số mặt hàng: nhận được những thứ (hoặc dịch vụ) miễn phí rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là một cách tuyệt vời để thưởng cho những người giới thiệu. Vì họ là người đã mang lại nhiều hơn một khách hàng cho công ty của bạn.
4. Giám sát và theo dõi kết quả chương trình giới thiệu khách hàng
Bất kể quy mô công ty của bạn có nhỏ, vừa hay lớn, thì bạn cũng cần phải thiết lập theo dõi. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ một chi tiết nào. Bạn có thể giao tiếp với những người ủng hộ và những khách hàng tiềm năng mới đến từ các lượt giới thiệu.
Có một hệ thống để theo dõi các lượt giới thiệu là cách để biết liệu chương trình tiếp thị của bạn có thành công hay không? Và hãy xem xét nó mỗi cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng để có sự điều chỉnh cho hợp lý.
Khách hàng giới thiệu: có bao nhiêu người đang truyền bá thông tin về doanh nghiệp của bạn
Số lần hiển thị: có bao nhiêu người mới đến trang web của doanh nghiệp bạn từ các lượt giới thiệu
Khách hàng tiềm năng: có bao nhiêu trong số những lượt giới thiệu đó đang bắt đầu yêu cầu
Chuyển đổi: có bao nhiêu yêu cầu trong số đó được chuyển đổi thành công.
Bạn nên xem xét các số liệu này cùng nhau để xác định những gì đang hoạt động và những gì không. Để xây dựng một chương trình giới thiệu thành công, bạn không thể thiết lập nó và chờ khách hàng mới. Bạn cần liên tục điều chỉnh và cải thiện nó. Giống như chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn.
5. Giữ liên lạc với khách hàng
Khi bạn nhận được lời giới thiệu từ một khách hàng hiện tại, hãy dành thời gian để thể hiện sự cảm kích của mình đối với lời giới thiệu của họ.
Đôi khi một lời cảm ơn lại mang lại nhiều giá trị hơn trong tương lai. Bạn hãy thể hiện sự biết ơn qua việc gọi điện hoặc nhắn tin.
Trong trường hợp khách hàng giới thiệu nhiều lần bạn nên cân nhắc cung cấp một số lợi ích cho họ. Chẳng hạn giảm giá sản phẩm, chiết khấu %, thẻ quà tặng hoặc là một món quà nhỏ.
Việc thể hiện sự biết ơn sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về doanh nghiệp của bạn. Và trong tương lai họ có thể giới thiệu nhiều hơn nữa.
Đối với khách hàng mới, họ đến với bạn nhờ những lời giới thiệu từ khách hàng cũ. Vậy họ cũng sẽ thực hiện giống như vậy nếu được hưởng những lợi ích từ doanh nghiệp của bạn.
Do đó, phải đảm bảo khâu chăm sóc khách hàng luôn thân thiện. Hãy giải thích rõ ràng những lợi ích, sự dễ dàng mà chương trình công ty bạn mang lại.
Lời kết
Một chương trình giới thiệu khách hàng mang đến lợi ích cho cả hai bên. Khách hàng sẽ nhận được thứ họ cần và doanh nghiệp của bạn tăng được độ nhận diện thương hiệu cũng như doanh thu.
Tuy nhiên mỗi chương trình lập ra đều cần phải có thời gian để thực hiện và tinh chỉnh sao cho hợp lý. Hãy bắt đầu với một chương trình đơn giản, dễ thực hiện và phân tích kết quả. Sau đó mới tiến đến những kế hoạch vĩ mô hơn.
Và cần nhớ rằng: điều khiến cho khách hàng hiện tại tự nguyện hoặc mong muốn giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến nhiều người hơn nữa. Đó chính là chất lượng phục vụ của chính bạn. Khi họ nhận được những trải nghiệm tuyệt vời, chắc chắn họ sẽ chia sẻ điều đó với nhiều người hơn nữa.
Nếu có bất kì câu hỏi nào, hãy để lại bình luận ở dưới. Tôi và cộng sự sẽ phản hồi bạn sớm nhất. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết cùng chủ đề tại đây.