Người ta ước tính rằng có khoảng 70 triệu người trên thế giới mắc tật nói lắp. (Lưu ý rằng con số này sẽ thay đổi tùy thuộc nguồn và tiêu chí xác định nói lắp). Điều này cho thấy rằng nói lắp không phải là vấn đề với một vài cá nhân mà nó là những khó khăn về giao tiếp của nhiều người. Con người chúng ta có nhiều nỗi sợ. Nhưng đối với người nói lắp, nỗi sợ thường trực của họ là nói trước công chúng. Vậy có cách nào để người nói lắp thuyết trình hiệu quả không?
Hiểu về nói lắp – giúp người nói lắp thuyết trình tốt hơn
Theo Vinmec, “nói lắp là một rối loạn nhịp điệu bao gồm các vấn đề liên quan đến sự liền mạch và trôi chảy khi đang nói. Chẳng hạn như kéo dài, lặp đi lặp lại một từ, một âm tiết nguyên âm hay phụ âm. Đôi khi có thể dừng lại đột ngột khi đang nói vì có một từ hay âm tiết khó phát âm.
Người bị nói lắp, họ luôn biết rõ mình muốn nói điều gì. Nhưng lại không thể truyền đạt một cách trôi chảy khi nói.
Đây là tình trạng gián đoạn không chủ ý trong tính lưu loát lời nói bình thường. Những gián đoạn không chủ ý này có thể gây trở ngại cho giao tiếp thông thường. Và có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của một người trong một số tình huống giao tiếp bằng lời nói. Cũng như trạng thái khỏe mạnh về mặt cảm xúc và xã hội.”
Hiểu được những khó khăn đó của người nói lắp trong quá trình giao tiếp. Đặc biệt là khả năng thuyết trình trước nhiều người, trước công chúng. Bằng những hiểu biết và kinh nghiệm nhiều năm thuyết trình và đào tạo về giao tiếp, tôi chia sẻ đến bạn 5 cách đơn giản để giúp người nói lắp thuyết trình hiệu quả hơn.
1. Hãy chọn và nói về chủ đề mà bạn đam mê – cách đơn giản giúp người nói lắp thuyết trình tốt hơn.
Nói về chủ đề mình đam mê hoặc nói về những trải nghiệm của bản thân là các chủ đề dễ dàng thuyết trình nhất. Khi nói về điều mà bạn thích, bạn sẽ trở nên say mê với nó. Nhiều khi vì vậy mà bạn quên đi tật nói lắp của mình.
Chọn những chủ đề có ý nghĩa và thú vị không có nghĩa là bạn sẽ không nói lắp. Nhưng điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú hơn rất nhiều trong trải nghiệm nói trước công chúng của mình.
Nếu chọn chủ đề bạn đam mê, chắc chắn bạn sẽ có những am hiểu nhất định về nó. Khi có kiến thức vững chắc bạn sẽ tự tin, không còn lúng túng, sợ hãi.
Thậm chí, bạn có thể chọn ngay chủ đề về nói lắp. Chắc chắn bạn quá am hiểu về nó. Thuyết trình về những trải nghiệm của cá nhân luôn thu hút khán giả. Bởi đó là những câu chuyện mới, duy nhất, độc nhất và mang nhiều ý nghĩa. Nói về chủ đề nói lắp, bạn không cần phải che giấu bất cứ điều gì. Được sống thật với con người của mình là cách khiến bạn giảm mọi căng thẳng.Từ đó trình bày trôi chảy hơn.
2. Thừa nhận bạn mắc tật nói lắp
Thật sự, tật nói lắp không có gì phải xấu hổ, khiến bạn phải che giấu, hay ngại ngùng vì nó. Nếu được, trước khi bắt đầu thuyết trình, bạn hãy cho khán giả của mình biết rằng bạn mắc tật nói lắp. Và đôi khi, phải dừng lại một chút hay có một vài từ nào đó lặp lại.
Thay vì bạn không nói ra cho khán giả biết, bạn phải cố gồng lên để che giấu khuyết điểm của mình. Điều đó càng khiến bạn căng thẳng và lo lắng.
Nếu thừa nhận bạn nói lắp, bạn thoải mái hơn rất nhiều. Đó là một cách hay để phá vỡ lớp băng và thậm chí có thể giúp giảm bớt sự lo lắng mà bạn có thể đang cảm thấy.
3. Biến tật nói lắp thành sự hài hước – cách lội ngược dòng cho người nói lắp thuyết trình
Thực ra, bạn chẳng có gì lo lắng với tật nói lắp của mình. Cứ coi như đó là một phần tất yếu trong bài thuyết trình của bạn. Tư duy rất quan trọng. Tại sao không nghĩ nói lắp tạo nên sự thú vị và hấp dẫn riêng cho bạn? Nói lắp khiến bài thuyết trình của bạn trở nên thật đặc biệt và đáng nhớ.
Thay vì bạn cho nó là điểm yếu. Tại sao không biến nói lắp thành một câu chuyện hài hước. Và việc nói lắp với sự lặp lại từ ngữ là điểm mấu chốt tạo nên điều hài hước đó.
Khán giả sẽ thấy hấp dẫn, thích thú mỗi khi bạn nói lắp. Thậm chí họ có thể nghĩ rằng bạn đang cố tình nói lắp để gây cười. Thực sự, lúc này nói lắp trở thành một kĩ năng, một biệt tài của bạn mà không phải ai cũng làm được.
4. Chuẩn bị kĩ lưỡng – yếu tố không thể thiếu để người nói lắp thuyết trình hiệu quả
Bất cứ ai muốn có một bài thuyết trình thành công đều phải chuẩn bị kĩ lưỡng. Người nói lắp càng phải chuẩn bị kĩ hơn.
Sự chuẩn bị bao gồm việc chọn chủ đề, viết nội dung bài nói, dự trù các câu hỏi, tình huống có thể xảy ra, lựa chọn các phương tiện hỗ trợ thuyết trình,…
Càng chuẩn bị kĩ, bạn càng giảm được cảm giác lo lắng và hồi hộp. Khi bạn có kiến thức và làm quen với chủ đề sẽ khiến cho việc thuyết trình trở nên đơn giản. Tâm thế cũng vì vậy mà trở nên thoải mái hơn khi nói trước đám đông.
Đặc biệt, chuẩn bị kĩ càng là để phát triển chiến lược giúp cho người nói lắp thuyết trình hiệu quả hơn. Những người nói lắp có thể cần phát triển các chiến lược để kiểm soát tật nói lắp của họ, chẳng hạn như tạm dừng trước khi nói, nói chậm hơn hoặc tập trung vào hơi thở của họ. Chuẩn bị kĩ càng trước sẽ giúp người đó có thời gian thực hành các chiến lược này, vì vậy họ có nhiều khả năng ghi nhớ và sử dụng chúng trong khi thuyết trình.
5. Luyện tập và thực hành
Không có một thành công nào đến với bạn mà không có sự luyện tập và thực hành. Tôi có quen một người bạn của mình. Anh ấy mắc tật nói lắp nhưng sự kiên trì và nỗ lực luyện tập của anh làm tôi nể phục, ngưỡng mộ. Trước mỗi bài thuyết trình của mình, anh ấy đều đứng trước gương, hoặc bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào có cơ hội. Luyện tập bài nói của mình đến 40 lần.
Luyện tập và thực hành là cách để bạn nhớ được nội dung và thuần thục các thao tác.
Luyện tập còn giúp bạn tìm ra những điểm thiếu về nội dung, những khúc mắc về từ ngữ, cách trình bày. Hơn nữa, nó còn giúp cho bạn kiểm soát được thời gian. Luyện tập nhiều còn để cho người nói lắp biết mình bị mắc lỗi ở đâu trong suốt bài thuyết trình. Từ đó ghi chú, luyện đi luyện lại, hay thay đổi một chút.
Khi tự thực hành, bạn hãy tưởng tượng một không gian thật sự. Hoặc luyện tập trước máy quay cũng là một cách khiến người nói lắp thuyết trình mượt mà, trôi chảy hơn.
6. Kết hợp các kĩ năng giao tiếp khác để giúp người nói lắp thuyết trình trôi chảy hơn
Khi thuyết trình, lời nói của bạn là chủ đạo, là chìa khóa để khán giả tiếp nhận thông điệp mà bạn truyền tải. Tuy nhiên, nếu bạn mắc tật nói lắp và muốn có một điều gì đó khỏa lấp lo lắng trong bạn. Hãy kết hợp thêm các kĩ năng khác vào bài thuyết trình của mình.
6.1. Giao tiếp bằng mắt
Đây là kĩ năng cần thiết cho bất kì ai và quan trọng đối với người nói lắp khi thuyết trình. Ánh mắt thể thệ tâm hồn của chính người đó. Hãy để đôi mắt của bạn biết cười; một ánh mắt mạnh mẽ và đầy sự quyết tâm nhưng cũng chất chứa cảm xúc. Giao tiếp bằng mắt có thể giúp bạn cảm thấy được kết nối với khán giả, thể hiện sự tự tin, đọc được phản ứng phi ngôn ngữ của người nghe, v.v.
Giao tiếp bằng mắt là một thách thức phổ biến đối với những người nói lắp, đặc biệt là trong thời điểm nói lắp. Không phải vì thế mà bạn cúi đầu xuống. Hãy luôn ngẩng cao đầu và nhìn thẳng. Nhìn vào những khán giả mỉm cười với bạn, động viên bạn, ủng hộ bạn.
Đây còn là cách mang lại cảm giác tự nhiên. Sự tự nhiên này giúp khán giả không còn chú ý đến tật nói lắp của bạn nữa. Thay vào đó, họ tập trung hơn vào thông điệp và sự kết nối với khán giả.
6.2. Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một trong những kĩ năng không thể thiếu khi thuyết trình. Hãy đứng thẳng lưng, hít thở sâu và đó là cách để người nói lắp giữ cho mình sự tự tin. Đồng thời giúp làm thông thoáng vùng ngực và cổ.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể biểu cảm có thể giúp thu hút khán giả và quan tâm đến bài thuyết trình. Điều này có thể giúp người nói lắp tập trung vào thông điệp hơn là bị cuốn vào việc nói lắp của họ.
Cho dù người nói lắp có sử dụng ngôn ngữ cơ thể nào để hỗ trợ cho bài thuyết trình thì hãy luyện tập và thực hành tốt. Bởi khi thực hành nhuần nhuyễn, bạn sẽ khiến sự chú ý của khán giả vào cơ thể của bạn hơn. Nếu lựa chọn các động tác phù hợp, nó còn khiến bạn hứng thú hơn rất nhiều.
6.3. Các phương tiện hỗ trợ người nói lắp thuyết trình
Mặc dù các phương tiện hỗ trợ chỉ là yếu tố phụ trong các buổi trình bày. Nhưng không thể phủ nhận tác dụng to lớn của nó làm nên thành công cho bài nói của bạn.
Ngoài những yếu tố trên, bạn có thể tìm hiểu thêm những hướng dẫn thuyết trình chi tiết khác tại blog của tôi để khả năng giao tiếp và trình bày trở nên chuyên nghiệp hơn.
Tóm lại, mọi khuyết điểm đều có thể khắc phục được. Thậm chí nó còn trở thành tài năng, sự đặc biệt của riêng bạn. Do vậy không có gì phải lo lắng, xấu hổ vì tật nói lắp của mình.
Rất nhiều người trở thành chuyên gia thuyết trình bởi vì họ là những người nói lắp.
Hi vọng với 6 cách để giúp người nói lắp thuyết trình hiệu quả của tôi chia sẻ, bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời trong buổi trình bày sắp tới của mình.
Đặc biệt hơn, tôi luôn muốn dành tặng cho bạn – người đọc đến những dòng cuối cùng của bài viết này một món quà. Đó là một khóa học giao tiếp MIỄN PHÍ. Nếu có bất kì câu hỏi nào, hãy viết bình luận ở phía dưới. Tôi sẽ phúc đáp bạn trong thời gian sớm nhất. Rất mong được đồng hành cùng bạn.
1 thought on “6 cách để người nói lắp thuyết trình hiệu quả”
Rất cám ơn Dũng vì những nhiệt huyết giúp người giúp đời hết sức quý giá!