Một doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển không chỉ dựa vào trực giác và đam mê. Mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nói đến kinh doanh, kiếm tiền là phải có các con số. Kinh doanh có lợi nhuận hay không, đi lên hay đi xuống đều được đo bằng các chỉ số cụ thể. Do đó, các chỉ số cần theo dõi có vai trò quan trọng.
Khi các số liệu được theo dõi sẽ mang đến cho bạn những lợi ích không ngờ:
- Đạt được mục tiêu nhanh chóng nhờ sử dụng dữ liệu chính xác.
- Là nguồn tài liệu phục vụ cho việc mở rộng doanh nghiệp.
- Tiết kiệm nguồn lực từ nguyên liệu, con người, chi phí.
- Làm cho các chiến lược mà doanh nghiệp bạn tạo ra được đi đúng hướng.
Thực ra, có rất nhiều chỉ số cần theo dõi để cải thiện hiệu suất và đạt được sự tăng trưởng. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến 7 số liệu quan trọng nhất mà doanh nghiệp của bạn cần quan tâm.
7 chỉ số cần theo dõi để cải thiện hiệu quả kinh doanh
1. Doanh thu bán hàng là chỉ số cần theo dõi đầu tiên
Doanh thu là số tiền bạn nhận được khi bán hàng sau khi trừ đi chi phí, hàng hoàn.
Đây là thước đo cơ bản cho việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng rất quan trọng vì nó cho biết doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Nếu doanh thu bán hàng của bạn tăng, công ty của bạn đang hoạt động tốt.
Báo cáo doanh thu bán hàng của bạn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất và sản lượng của cửa hàng. Từ đó bạn sẽ có những điều chỉnh cho hợp lý. Từ giá sản phẩm, số lượng sản phẩm đã bán và danh mục sản phẩm được bán.
2. Khách hàng – chỉ số cần theo dõi thường xuyên
Khách hàng là sự phản ánh rõ nét nhất về sự thành công của một doanh nghiệp. Sau đây là các chỉ số mà bạn có thể xem xét:
Tỷ lệ chuyển đổi: là tỷ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng đã hoàn tất giao dịch mua.
Chi phí mua lại khách hàng (CAC): là chi phí thu hút khách hàng mới cho công ty của bạn. CAC giúp bạn hiểu số tiền bạn đang chi tiêu để có được khách hàng mới. Xem xét liệu các nỗ lực tiếp thị của bạn có dẫn đến ROI dương hay không.
Ví dụ: nếu bạn chi 100.000đ cho tiếp thị và thu hút được 10 khách hàng mới. Suy ra CAC của bạn là 10.000đ/1 khách hàng.
Nếu CAC của bạn cao, việc mở rộng cơ sở khách hàng và đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra sẽ rất khó khăn. Tương tự, khi CAC trung bình của bạn thấp, bạn có thể dễ dàng có được khách hàng mới và phát triển doanh nghiệp của mình hơn.
Điểm quảng bá ròng (NPS): là thước đo về khả năng khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới cho doanh nghiệp của bạn.
Điểm hài lòng của khách hàng (CSAT): là thước đo khác đo lường mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.
Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV): đây là tổng doanh thu mà bạn có thể mong đợi. Từ việc kiếm được của một khách hàng trong suốt mối quan hệ của họ với doanh nghiệp của bạn. Bằng cách hiểu CLV, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về các chương trình giữ chân khách hàng.
3. Tỷ suất lợi nhuận gộp
Chỉ số cần theo dõi này là chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn của mặt hàng mà doanh nghiệp bạn bán. Số liệu này thường được thể hiện dưới dạng phần trăm.
Đây là một chỉ số quan trọng cho biết bạn quản lý chi phí của mình tốt như thế nào.
Lợi nhuận gộp = tổng doanh thu – giá vốn mặt hàng bán
Chúng ta thể hiện nó dưới dạng phần trăm như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = (tổng doanh thu – giá vốn mặt hàng bán)/tổng doanh thu
Ví dụ: doanh nghiệp của bạn đang triển khai khóa học “làm bánh mì hoa cúc”. Có 10 người đăng ký với chi phí một khóa là 1tr.
Ta có tổng doanh thu trong tháng 2/2023 là 10tr. Sau khi tính các chi phí như điện, nước, dụng cụ… thì giá vốn của khóa học là 500.000đ. Vậy:
Lợi nhuận gộp: 10tr – 5tr = 5tr
Tỷ suất lợi nhuận gộp: 5/10 = 0.5 (50%).
Con số này thể hiện lợi nhuận của công ty trên mỗi lần bán hàng sau khi hạch toán giá vốn mặt hàng bán. Tỷ lệ phần trăm lãi gộp cao hơn có nghĩa là một công ty kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi lần bán.
Tỷ suất lợi nhuận gộp thấp có nghĩa là bạn quản lý chi phí sản xuất không hiệu quả hoặc định giá sản phẩm chưa chính xác.
Nếu nó quá cao thì bạn nên cân nhắc xem xét lại hoạt động marketing như: giảm giá sản phẩm hoặc đầu tư vào tiếp thị.
Bằng cách theo dõi số liệu về tỷ suất lợi nhuận gộp bạn sẽ biết được kênh mình nên đầu tư và kênh mình nên tối ưu chi phí.
4. Điểm hòa vốn là chỉ số cần theo dõi sát sao
Điểm hòa vốn là điểm mà doanh thu bán ra vừa đủ để bù đắp chi phí bao gồm chi phí cố định (định phí) và chi phí khả biến (biến phí).
Biết được điểm hòa vốn là rất quan trọng. Vì đây là mục tiêu tối thiểu mà công ty bạn phải đạt được. Nếu vượt qua nó doanh nghiệp bạn sẽ có lãi.
Để tính toán điểm hòa vốn của bạn. Hãy cộng tất cả các chi phí cố định và chia chúng cho biên độ đóng góp hoặc chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí biến đổi.
Ví dụ: cửa hàng của bạn bán sách giáo khoa. Chi phí cố định là 5tr. Biên độ đóng góp là 5.000đ. Vậy bạn phải bán được 100 cuốn mới hòa vốn. Hơn số này bạn sẽ có lãi.
5. Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo (ROAS)
Chỉ số cần theo dõi ROAS đo lường doanh thu chính xác mà quảng cáo đã tạo ra cho doanh nghiệp của bạn. Con số này tách biệt với lợi nhuận tổng thể. Nhưng nó cung cấp một chỉ số rõ ràng rằng quảng cáo của bạn đang hoạt động có lợi cho bạn.
ROAS cao có nghĩa là ngân sách quảng cáo của công ty bạn đang được sử dụng hiệu quả và tạo ra lợi tức đầu tư tốt. Ngược lại, ROAS thấp có nghĩa là doanh nghiệp của bạn nên phân bổ lại ngân sách quảng cáo.
Công thức tính: ROAS = tổng doanh thu do chiến dịch tạo ra – tổng chi phí của chiến dịch
Ví dụ: bạn chi 1tr cho quảng cáo và doanh thu của bạn là 10tr. Vậy ROAS của bạn sẽ là 10tr/1tr= 10
Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo cho phép bạn so sánh lợi nhuận của các chiến dịch quảng cáo khác nhau. Từ đó lựa chọn chiến dịch nào đáng để đầu tư nhất.
6. Sự hài lòng của nhân viên
Sự hài lòng của nhân viên là chỉ số cần theo dõi. Theo đó, chỉ số này là mức độ hài lòng mà nhân viên của bạn cảm thấy đối với vị trí của họ. Đây là chỉ số thường bị các doanh nghiệp bỏ qua. Với tư tưởng không có người này thì có người khác, nhưng nó là suy nghĩ hết sức sai lầm.
Mặc dù bạn thấy môi trường công ty tốt, đãi ngộ cũng không tệ nhưng nhân viên của bạn thì không thấy như vậy. Ngày nay người lao động tìm việc ngoài lương và chế độ thì điều họ quan tâm hơn cả là văn hóa của doanh nghiệp. Họ sẽ xem xét công ty đó có đáng để mình cống hiến hay không. Nếu không đáp ứng được họ sẽ làm việc kém năng suất và thậm chí rời bỏ công ty.
Bạn có thể tạo ra một cuộc khảo sát để thu thập phản hồi về các khía cạnh của công ty bạn. Chẳng hạn lợi ích, môi trường làm việc, mức độ hài lòng trong công việc, v.v. Hãy đảm bảo rằng cuộc khảo sát được đặt trên thang điểm để dễ dàng định lượng kết quả của bạn.
Những nhân viên hạnh phúc sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn. Và nó có thể dẫn đến hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
7. Chỉ số cần theo dõi cuối cùng: lưu lượng truy cập trang web
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, trang web rất cần thiết cho bất cứ doanh nghiệp nào. Tôi đã có một bài viết về sự hiện diện trực tuyến, bạn có thể đọc tại đây.
Trong phần này tôi chỉ để cập đến những số liệu bạn cần quan tâm:
Đầu tiên là khách truy cập. Điều này thể hiện độ nhận diện thương hiệu của công ty bạn. Nếu tỷ lệ khách truy cập thấp bạn cần xem lại chương trình tiếp thị trên các nền tảng của mình. Xem nó đã hiệu quả hay chưa và cần cải thiện điều gì?
Tỷ lệ khách quay lại cũng thể hiện được mức độ hài lòng và sự tín nhiệm mà họ dành cho doanh nghiệp của bạn.
Thứ hai là nguồn lưu lượng truy cập. Nó sẽ cho bạn biết khách truy cập của bạn đến từ đâu. Từ đó bạn có thể xem xét lại các chiến dịch mà công ty tạo ra. Cái nào hiệu quả thì nên đầu tư còn không hiệu quả thì nên hướng đến các chiến lược thay thế.
Thứ ba là tỷ lệ thoát. Điều này sẽ không gây ra quá nhiều lo lắng. Vì nhiều lúc khách hàng rời đi do cửa hàng của bạn không có sản phẩm họ cần. Tuy nhiên nếu tỷ lệ thoát cao thì có thể là bạn không nhắm mục tiêu đúng người mua sắm. Hoặc không có sự kết hợp hàng hóa phù hợp, không đủ cạnh tranh.
Lời kết
Với những chỉ số cần theo dõi mà tôi giới thiệu trên đây. Tôi hi vọng đã mang đến cho bạn bức tranh toàn cảnh về những gì cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt.
Việc theo dõi các chỉ số trong kinh doanh cần rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí là tiền bạc. Tuy nhiên nếu bạn nắm bắt được thì hoạt động kinh doanh sẽ đạt được hiệu quả rất cao.
Bạn cần biết thêm điều gì hãy bình luận vào bên dưới, tôi sẽ giúp bạn trả lời.