Bất kể bạn đang theo đuổi con đường sự nghiệp nào, thì việc có kỹ năng giao tiếp tốt là điều bắt buộc và điều đó bao gồm khả năng thuyết trình vững chắc. Bạn ngưỡng mộ các vị diễn giả, nhà hùng biện trên các chương trình tivi? Và bạn muốn được như họ, vậy hãy cùng tôi khám phá chủ đề “8 bí quyết để bạn thuyết trình như một chuyên gia“. Bởi vì tôi là một chuyên gia thuyết trình. Tôi đã đứng trên nhiều sân khấu lớn với hàng ngàn khán giả, tôi tự tin để chia sẻ đến bạn những bí quyết mà tôi tâm đắc nhất.
Nói trước công chúng và trình bày không phải là sở trường của bạn, nhưng nó là kỹ năng mà bạn có thể chăm chỉ luyện tập qua từng ngày. Trong nội dung chủ đề hôm nay tôi sẽ đem đến cho bạn những thông tin, một số mẹo nhỏ để bạn có thể hoàn thành bài thuyết trình của mình thành công. Và biết đâu đấy, tên của bạn được người khác nhắc đến là một chuyên gia thuyết trình.
1. Chuẩn bị kỹ lưỡng để thuyết trình như một chuyên gia
Ngay cả chuyên gia cũng phải có sự chuẩn bị trước thuyết trình và bạn cũng vậy. Sự chuẩn bị sẽ mang lại phong thái tự tin và tránh những tình huống bất ngờ xảy ra cho bạn. Vậy bạn cần chuẩn bị những gì?
Đầu tiên là tìm hiểu về khán giả của bạn. Hãy phân tích kỹ lưỡng khán giả để biết bạn đang nói chuyện với ai và họ đang mong đợi hoặc cần gì từ bài thuyết trình. “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng“.
Khi đã tìm hiểu kỹ về khán giả, bạn cần tìm kiếm chủ đề cho bài thuyết trình. Từ những vấn đề đơn giản, đến phức tạp, từ tổng thể đến cụ thể. Bạn phải am hiểu về nó thì khán giả mới có thể thấy sự nhiệt tình trong bạn.
Luyện tập trước phần trình bày của bạn, những tình huống có thể xảy ra. Chất lượng bài thuyết trình liên quan trực tiếp đến chất lượng chuẩn bị của bạn. Hiếm khi bạn gặp khó khăn trong bài thuyết trình của mình do chuẩn bị quá kỹ.
Tôi đã có một bài viết chi tiết về nội dung này, bạn có thể tìm đọc tại đây.
2. Có sự sáng tạo
Bí quyết tiếp theo để thuyết trình như một chuyên gia là bắt đầu nội dung của bạn một cách hấp dẫn và sáng tạo.
Chúng ta đang sống trong thời đại giải trí cao, công nghệ thông tin phát triển và khi mọi người ngồi trong phòng để xem một bài thuyết trình, chúng ta cần bài trình bày của mình bắt đầu thật ấn tượng.
Có rất nhiều cách để bắt đầu bài thuyết trình: như trích dẫn một câu nói hấp dẫn, một câu chuyện hay, một thống kê ấn tượng hoặc thậm chí là một câu hỏi khiêu khích. Điều quan trọng là thu hút sự chú ý của mọi người. Sau đó, bạn có thể giới thiệu bản thân và chủ đề của bạn.
Ngoài ra, hãy sử dụng những công cụ này để kết thúc bài thuyết trình của bạn một cách thành công, bởi vì mọi người nhớ phần đầu và phần cuối của mọi thứ.
3. Sắp xếp không gian cho phù hợp
Trong nhiều trường hợp, phòng ốc, thiết bị là thứ cản trở bạn thuyết trình. Bạn nghĩ sao khi phòng quá đông, chổ ngồi không được sắp xếp hợp lý, chỉ việc di chuyển đã khó khăn, thì làm sao bạn có thể tương tác với khán giả.
Ngay cả việc bố trí sai cách như bàn ghế lộn xộn, micro bị buộc vào bục cũng làm cho bạn cảm thấy khó chịu khi thuyết trình.
Đừng để điều đó cản trở bạn. Đảm bảo kiểm tra trước không gian nơi bạn sẽ thuyết trình để thấy những hạn chế của nó. Ngoài ra, hãy đến sớm vào ngày thuyết trình của bạn để bạn có thể giải quyết mọi vấn đề về phòng hoặc không gian tồn tại trước khi bài thuyết trình của bạn bắt đầu.
4. Không lạm dụng PowerPoint
Hãy nhớ rằng PowerPoint là công cụ hổ trợ để minh họa các điểm chính chứ không phải là bản trình bày của bạn. Nên đừng cứ chăm chăm nhìn vào slide và đọc. Vì nó sẽ làm cho khán giả của bạn cảm thấy buồn ngủ và nhàm chán.
Một slide rất nhiều chữ, và rất nhiều slide trong bài trình bày. Chỉ riêng việc nhấn và đọc hết nó đã là một điều khó khăn. Thay vì như vậy bạn hãy cung cấp tài liệu bằng văn bản, thêm cho mỗi người một cây viết. Khán giả muốn tìm hiểu kỹ nội dung nào, họ chỉ cần nhìn vào tài liệu và ghi chú vào đó. Đây cũng là cách thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn khi thuyết trình. Đôi khi chỉ cần một chi tiết nhỏ cũng làm nên thành công lớn.
5. Tăng tính tương tác để thuyết trình như một chuyên gia
Thử tưởng tượng xem, nếu bạn ở trên cứ nói và khán giả ở dưới việc ai nấy làm, miệng ai nấy nói. Điều đó thật tồi tệ. Nó không phải là cách hay để truyền tải thông điệp của bạn.
Hãy thu hút khán giả của bạn vào một cuộc thảo luận tích cực thông qua các hình thức như:
Khuyến khích tương tác giữa các thành viên khán giả. Hãy thu hút khán giả vào một hoạt động học tập nào đó. Vừa nghe vừa thực hành sẽ nhớ lâu hơn là chỉ nghe lý thuyết suông. Thúc đẩy thảo luận sẽ giúp người tham gia tích hợp các chủ đề và điểm chính.
Dành nhiều thời gian cho các câu hỏi. Giải quyết tất cả các câu hỏi trong bài thuyết trình của bạn, những câu hỏi sẽ tăng tính tương tác qua lại giữa hai bên. Nó sẽ xoáy sâu vào vấn đề mà bạn đang trình bày, và tìm ra những vấn đề mới chưa được đưa vào.
Tổ chức các trò chơi giữa các thành viên, các nhóm nhỏ và có phần thưởng thú vị dành cho họ.
6. Sử dụng những câu chuyện để thuyết trình như một chuyên gia
Những diễn giả giỏi biết cách khơi gợi cảm xúc từ người nghe. Có nhiều cách để làm điều này, nhưng cách hiệu quả nhất là kể một câu chuyện
Bạn có đồng ý với tôi rằng, khi nghe một bài thuyết trình kể về những sự kiện, tình huống có thật sẽ luôn hấp dẫn hơn là những câu lý thuyết sáo rỗng, khô khan.
Những người thuyết trình tuyệt vời kể những câu chuyện thu hút khán giả. Những câu chuyện giúp thư giản tinh thần, nhưng đừng quá lan man. Nó chỉ nên minh họa những điểm chính mà bạn đang thảo luận. Điều này làm cho bài thuyết trình đáng nhớ hơn nhiều.
Điều bạn cần làm là theo dõi, nắm bắt thông tin xã hội, những sự kiện hot và sử dụng chúng cho bài thuyết trình của bạn.
7. Tham gia một vài lớp huấn luyện
Bạn chăm chỉ đọc sách, nghe rất nhiều talk show trên truyền hình như TED, shark tank…. Nhưng bạn vẫn chưa cải thiện được kỹ năng của mình. Bạn vẫn lo lắng, căng thẳng, thuyết trình nhàm chán.
Tự học rất đáng khen nhưng nó sẽ cần rất nhiều thời gian. Với thời đại kinh tế phát triển thần tốc như hiện nay bạn cần tìm người có kinh nghiệm để dẫn dắt mình đi đúng hướng.
Tham gia một lớp huấn luyện, đào tạo, bạn sẽ thấy bản thân thay đổi rất nhiều. Nhiều công ty rất chú trọng trong việc đào tạo nhân viên của mình. Họ thường tìm những khóa học kỹ năng cho nhân viên và quan trọng là nó miễn phí. Hãy tận dụng cơ hội và đừng bỏ qua những lớp học như vậy. “Thuyết trình như một chuyên gia“, mục tiêu của bạn đã đến rất gần.
Nếu đang bối rối không biết nên bắt đầu từ đâu để kĩ năng thuyết trình tốt hơn, bạn có thể đặt lịch tư vấn miễn phí. Tôi sẽ tư vấn cho bạn cụ thể, sửa những lỗi phát âm, nói lắp, hay đơn giản là giúp bạn nhớ được nhanh chóng những gì đã chuẩn bị…
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình; nếu muốn đi xa, chắc chắn, bền vững, hãy đi cùng tôi. Tôi luôn đồng hành cùng bạn.
8. Đánh giá
Mỗi lần bạn thuyết trình, bạn có thể thu thập lại ý kiến của khán giả. Bạn tạo một cuộc thăm dò ý kiến thông qua phiếu hỏi được phát ở bàn tiếp tân. Nó có thể không nhiều nhưng sẽ là công cụ hữu ích cho bạn trong việc hoàn thiện kỹ năng của mình.
Hãy nhờ người thân hoặc những người bạn của bạn lắng nghe buổi thuyết trình và nhận xét về bạn.
Tổng hợp các ý kiến, tìm ra những điểm tốt và điểm chưa tốt trong phần trình bày của bạn. Đánh giá này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn tiếp tục cải thiện và tiến một bước gần hơn để trở thành một chuyên gia thuyết trình.
Việc thuyết trình như một chuyên gia không khó. Quan trọng là ở bạn. Bạn có nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu của mình hay không?
Tôi đã chỉ cho bạn “8 bí quyết để thuyết trình như một chuyên gia“, việc của bạn là không ngừng trau dồi kiến thức, luyện tập thực hành hoàn thiện kỹ năng của mình. Tìm một người đồng hành tin cậy, chỉ cho bạn những điểm chưa hoàn thiện; nâng đỡ, chắp cách những điểm mạnh của bạn. Và chắc chắn tồi, bạn sẽ thành công trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.