Phan Thanh Dũng

Nội Dung Bài Viết

Cách chê người khác khéo léo, mang tính xây dựng

Trong suốt cuộc đời của mình, đặc biệt là những năm tháng tuổi trẻ, bạn sẽ nhận được rất nhiều những lời chê, phê bình từ nhiều người. Đã bao giờ bạn bị tổn thương vì những lời chê hay không? Chúng ta được dạy nhiều thứ, nhưng có lẽ ít ai được dạy cách chê người khác sao cho khéo léo, tử tế và mang tính xây dựng.

Những lời chê bao giờ cũng khó nuốt trôi, đặc biệt khi liên quan đến những thứ mà bạn dành thời gian, công sức và tâm huyết cho nó. Vốn dĩ, tất cả chúng ta đều muốn làm tốt công việc.

Tuy nhiên, nếu khen mà chúng ta không biết cách, đôi khi người khác không muốn nghe. Nếu chê mà đúng cách, chê tử tế, mang tính xây dựng, để giúp họ tốt lên, thì chắc chắn sẽ thu hút được người khác. Và nhận lại sự yêu mến, tôn trọng.

Bài viết này tập trung vào làm rõ cách để chê người khác sao cho khéo léo và mang tính xây dựng nhất. Hi vọng với những hiểu biết và bài học mà tôi đúc rút từ trải nghiệm của bản thân sẽ hữu ích với bạn.

Đọc thêm: Chuyên gia tiết lộ 4 cách khen người khác khéo léo nhất

Thẳng thắn là cách chê người khác ít gây tổn thương và sự hồ nghi (1)

1. Thẳng thắn là cách chê người khác ít gây tổn thương và sự hồ nghi

Thói quen khen trước khi chê, khen để chê có ở rất nhiều người, nếu không muốn nói là phổ biến. Họ thường dùng lời khen như một sự lót đường để chuẩn bị cho hàng loạt lời chê ngay sau đó.

Cách để nhận diện là từ “Tuy nhiên”, “Nhưng” xuất hiện ngay sau vế khen.

Một lời khuyên tốt dành cho bạn là đừng bao giờ vòng vo và lót đường như vậy. Chắc chắn ai ở trong trường hợp này đều thấy mọi lời khen trước chữ “nhưng” đều trở nên vô nghĩa.

Vì vậy, hãy thẳng thắn. Đừng ngại nói ra những điều bạn thực sự muốn nói. Bởi điều này giúp người khác tránh được sự dè chừng, hồ nghi với những gì bạn khen họ. Hơn nữa, thẳng thắn có thể giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả đôi bên. Cùng với đó, nó còn cho phép người nghe hiểu trực tiếp vấn đề, tránh những cách hiểu sai, mơ hồ.

Nếu bạn muốn có một vài lời khen trước khi phê bình ai đó, hãy thay từ “nhưng” bằng từ “và”. Chẳng hạn, “Tôi thấy em đã thật sự có những tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng vốn từ vựng của mình, và nếu em đọc thêm nhiều sách báo hơn nữa, tôi nghĩ rằng sự phong phú ấy không dừng lại ở đó đâu.”

2. Cụ thể và tập trung

Thêm một cách chê người khác khéo léo, hiệu quả nữa là hãy chê, phê bình thật cụ thể và tập trung. Nghĩa là hãy chê vào điểm chưa làm được, chưa tốt,… Bạn cần rạch ròi nó ra. Chẳng hạn, trong một bài báo cáo của nhân viên, bạn thấy đoạn nào, số liệu nào, nội dung hay cách trình bày nào chưa tốt thì hãy lấy vấn đề đó ra để phê bình, góp ý.

Tuyệt đối không chê chung chung. Kiểu như “bạn làm chưa đúng”, “làm như vậy là hỏng hết rồi”… Bởi khi nói như vậy, bạn không giúp được người khác biết họ sai ở đâu, cần khắc phục điểm nào và làm gì để khắc phục. Và đó là cách chê không mang tính xây dựng.

Cho nên, khi chê người khác, cần hiểu về điều bạn đang nói, đang chê là gì. Tiếp theo, hãy xác định một hoặc một số vấn đề cần phê bình. Cuối cùng, chỉ tập trung vào những vấn đề mà bạn đã xác định mà thôi.

3. Nên bắt đầu bằng câu nói “Tôi”

Bắt đầu bằng câu nói “Tôi” như một câu thần chú trong mọi cuộc giao tiếp. Câu nói “Tôi” bắt đầu bằng “Tôi cảm thấy…” hoặc “Tôi nghĩ…” thay vì “Bạn đã nói…” hoặc “Bạn đã làm…”

Khi bắt đầu bằng “Tôi”, tức là bạn đang nêu ra những gì mà bạn đang cảm thấy, gặp phải. Bạn nói ra cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Điều này khác việc bạn bắt đầu với chủ ngữ “Bạn”. Bởi vì khi nói “Bạn”, người nghe đang thấy bạn chỉ trích họ, đổ lỗi cho họ. Vì vậy mà họ luôn trong tư thế phong thủ và phản kháng bất cứ lúc nào.

Khách quan và cung cấp bằng chứng là cách chê người khác đáng tin cậy

4. Khách quan và cung cấp bằng chứng là cách chê người khác đáng tin cậy

Đây là ý mở rộng của việc chê người khác thật cụ thể. Khen và chê không phải là lời nói suông. Khen không đúng, khen cho có sẽ khiến người khác nghi ngờ về con người xã giao của bạn. Còn nếu chê không đúng, trong một số trường hợp, sẽ gây tổn thương. Nếu không nói là gây ảnh hưởng trầm trọng đến người khác. Hơn nữa bạn chê không có cơ sở sẽ khiến người khác không phục. Nếu trong một tập thể sẽ khiến nhiều người bất mãn.

Vậy cho nên, khi chê bất kì ai, hãy tìm hiểu thật kĩ nội dung sắp nói. Chỉ ra những lỗi sai, có thể ghi chú lại để cho người khác xem hoặc nhắc lại nó. Đây là cách giữ cho cuộc thảo luận tập trung, ngăn nó thành một cuộc tranh luận chủ quan.

Chẳng hạn, bạn chê nhân viên của mình không cẩn thận trong bài báo cáo. Bạn có thể nói rằng: “Anh thấy một số lỗi chính tả trong bài báo cáo mà em đã nộp. Anh có khoanh một vài chỗ. Em về rà soát và sửa lại cẩn thận nhé.”

Và tất nhiên, nếu bạn chỉ ra được những bằng chứng khi chê người khác sẽ khiến họ tâm phục khẩu phục. Hơn thế, nó còn thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp, làm việc có tâm.

5. Phê bình việc làm, hành vi, không phải con người

Thông thường mọi người có xu hướng chỉ trích, công kích vào con người cá nhân thay vì phê bình hành vi, việc làm của đối phương.

Tôi có ví dụ để bạn hiểu rõ: Thay vì bạn chê chỗ làm việc của một cô gái “trông thật luộm thuộm”. Bạn có thể nói rằng: “Tôi nghĩ bạn nên dọn dẹp lại chỗ ngồi của mình một chút, trông nó sẽ tuyệt hơn đấy.”

Chắc chắn với cách chê khéo khéo như vậy, bạn không làm người khác khó chịu. Nó khiến họ đang ngầm hiểu rằng chỗ làm việc của họ đang không gọn gàng. Đồng thời bạn còn đưa ra một giải pháp và vẽ ra tương lai tốt đẹp khi thực hiện giải pháp đó.

Bằng cách tập trung hoàn toàn vào những gì người khác đã làm, sẽ dễ dàng hơn nhiều để khiến họ thay đổi. Nếu cảm thấy như bạn đang hạ thấp hoặc thách thức con người của họ, họ sẽ không phản hồi tốt.

6. Đưa ra đề xuất, gợi ý là cách chê người khác mang tính xây dựng, muốn họ tốt lên

Trong các ví dụ tôi đưa ra ở trên, bạn có thể thấy, tôi không tập trung vào những điều tiêu cực hay vấn đề gặp phải. Tôi luôn chú trọng vào việc đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng và đề xuất những cách mà người đó có thể cải thiện.

Tất nhiên, để đưa ra những giải pháp, tôi không thể hời hợt. Ngược lại, cần có sự tập trung, đầu tư thời gian nghiên cứu, suy nghĩ. Đó là sự dụng tâm – để hết lòng hết dạ vào.

Bạn biết không, nếu bạn là người lãnh đạo, tầm hiểu biết của bạn có thể cao hơn vấn đề. Nên khi nhìn nhận, giải quyết một vấn đề nào đó, bạn có thể có cái nhìn đa chiều và cách giải quyết gọn ghẽ hơn. Tuy nhiên, đối với một số người khác, có thể là nhân viên của bạn. Họ chưa trải nghiệm nhiều, chưa am hiểu bằng bạn. Cho nên, họ giải quyết vấn đề trong tầm của mình. Bạn nhân viên đó có thể cảm thấy làm tốt rồi, ổn rồi.

Vậy nên, một lưu ý nữa trong cách chê người khác là hãy đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của đối phương để thấu hiểu và đồng cảm. Và khi nói lời chê, hãy đưa ra những giải pháp, giải thích về lí do, hay lợi ích mà giải pháp mang lại. Điềm tĩnh và tử tế là cách biến lời chê của bạn thành nguồn động lực cho người khác cải thiện và thay đổi.

7. Chú ý đến giọng điệu

Chắc chắn, khi bạn đã có ý định chê một ai đó hẳn sẽ có những cảm xúc không mấy tích cực đi kèm. Có thể là sự khó chịu, buồn bã, tức giận, hay thất vọng… Tất nhiên, những cảm xúc ấy sẽ chi phối ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu của bạn.

Điều cần làm khi chê người khác là hãy kiểm soát cảm xúc của mình. Nếu cảm xúc không tốt, bạn nên đợi nó qua đi rồi hãy nói lời chê. Đừng nóng vội nói trong lúc có những cảm xúc không tốt. Bởi nói kiểm soát thì dễ, nhưng trong một số trường hợp, lại khó làm chủ được cảm xúc.

Khi chê người khác, bạn cố gắng nói với giọng bình thường, đừng gằn giọng, nói to hoặc nâng cao độ giọng nói. Tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, thô lỗ. Tập trung vào hành vi hoặc hành động hơn là tấn công tính cách của người đó.

Đôi khi nội dung bạn chê không quan trọng mà quan trọng là thái độ của bạn.

không gian và thời gian là điều cần chú ý khi chê người khác

8. Lựa chọn thời gian và không gian phù hợp

Tôi nghĩ, cần khen trước tập thể và cần chê riêng từng cá nhân. Khi nhận lời chê, chắc chắn không ai thoải mái. Nếu bị chê trước đông người, đó thực sự là một điều tồi tệ. Thậm chí đối với một số cá nhân đó là cực hình.

Bị chê trước đông người, họ sẽ cảm thấy xấu hổ, có thể choáng ngợp. Lúc đó, thay vì nhìn nhận ra khuyết điểm, tiếp thu các đề xuất, góp ý. Họ sẽ tập trung để phòng thủ. Hẳn là họ sẽ không còn tâm trí nào để tâm đến những chuyện khác.

Tìm một bối cảnh thích hợp để người đó có thể nhận phản hồi của bạn mà không cảm thấy xấu hổ hoặc bị đe dọa. Tránh chỉ trích ai đó trước mặt người khác. Vì nó có thể phản tác dụng và gây tổn hại cho các mối quan hệ.

Cho nên, chọn thời gian và không gian để chê là rất quan trọng. Nó cho thấy sự khéo léo và tử tế của bạn.

Và, một lời khuyên tôi muốn dành cho bạn là đừng tạo ra thế đối đầu với người khác. Hãy xây dựng một cuộc trò chuyện. Hãy kéo đối phương về phía của bạn, cùng chiến tuyến với bạn để tìm cách giải quyết tốt vấn đề.

Kết luận về cách chê người khác

Ai cũng thích nghe lời khen hơn là chê. Tuy vậy, cuộc sống luôn có những điều không như ta ý muốn. Cho nên, dù bạn là người chê hay được chê hãy vui vẻ đón nhận nó.

Cần nhớ rằng, mục tiêu của việc chê hay phê bình là giúp người khác phát triển và tiến bộ, chứ không phải  hạ thấp họ. Hãy áp dụng 8 lời khuyên của tôi để biến lời chê của bạn thành sự tử tế, giúp đỡ người khác tiến bộ, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Nếu có câu hỏi hoặc bất cứ trao đổi nào, hãy để lại bình luận ở dưới. Tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất.

Theo dõi tôi để nhận được những chia sẻ hữu ích.

Phan Thanh Dũng
Phan Thanh Dũng

Pro Coach Thuyết Trình - Người đầu tiên đã tìm ra "long mạch thuyết trình" và công thức "hoạt ngôn". Cha đẻ lớp học Giải phóng ngôn từ và chương trình huấn luyện Siêu diễn đạt

All Posts
  • Hey Bạn, tên tôi là Phan Thanh Dũng. Tôi đam mê giúp người khác tự tin hơn nhờ chinh phục kỹ năng thuyết trình để tự tin nói chuyện trước đám đông, trước camera ống kính và người lạ.
  • Giáo trình đào tạo của tôi không hướng người học đến việc làm MC như các chuyên gia khác, nội dung mà tôi đào tạo là giúp người học chinh phục kỹ năng thuyết trình để ứng dụng vào trong công việc, giao tiếp đời thường và bán hàng chứ không phải MC sự kiện hay đứng sân khấu.
  • Tôi tập trung vào yếu tố cốt lõi “giúp học viên từ gốc” đó là giúp họ bước đầu giải phóng ngôn từ sau đó là điễn đạt một cách lưu loát, súc tích, thuyết phục rồi mới đến việc học các kỹ thuật thuyết trình để thu hút hơn.
  • Tôi vô cùng tự hào giới thiệu đến bạn lộ trình Siêu Diễn Đạt 4.0 , hành trình biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Leave a Comment

Tôi đã dành hơn 2 năm nghiêm túc tìm kiếm “Long Mạch Thuyết Trình”  để chinh phục kỹ năng thuyết trình. Tôi đã tìm ra cách thức “mới” phá vỡ các cách luyện tập truyền miệng “không hiệu quả” ngoài kia như đọc thêm sách, luyện nói trước gương…

Từ năm 2019 đến nay, tôi đã tổ chức hơn 140+ lớp học miễn phí với hơn 50.000+ đăng ký tham gia nhằm chia sẻ “Long Mạch Thuyết Trình” đến với cộng đồng.

Hiện nay tôi cực kỳ tự hào vì mình đã hệ thống hóa được trong tay lộ trình luyện tập qua online siêu hiệu quả giúp những ai thật sự muốn chinh phục kỹ năng thuyết trình dù người đó bận 18 tiếng một ngày, đó là “Siêu Diễn Đạt 4.0