Phan Thanh Dũng

Nội Dung Bài Viết

Cách sử dụng video để bài thuyết trình của bạn hiệu quả hơn

Sức hút của video là không có gì để bàn cãi. Có hàng trăm triệu giờ xem các video trên Youtube. Đó là lí do vì sao mà những ông lớn mạng xã hội như Facebook, Tiktok phát triển mạnh mẽ. Họ tập trung vào các đoạn video ngắn để đáp ứng thị hiếu của người xem. Biết được điều này, để bạn thấy rằng, video có vai trò quan trọng trong việc tác động đến cảm xúc và hành động của khán giả. Từ đó, bạn nên xem xét việc sử dụng video cho bài thuyết trình của mình hiệu quả hơn.

Và bạn biết đấy, là một nhà thuyết trình chuyên nghiệp, đồng thời là một nhà đào tạo về giao tiếp và thuyết trình, tôi luôn ưu tiên sử dụng video cho các bài nói của mình.

Video là một công cụ hỗ trợ trực quan.

Nó không thể thay thế bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên nếu biết sử dụng phương tiện trực quan này một cách hợp lí, bạn sẽ có một buổi trình bày tuyệt vời và đáng nhớ.

Vậy sử dụng như thế nào là phù hợp? Nên đưa video vào thời điểm nào là có hiệu quả? Cách để tạo hoặc tìm kiếm video như thế nào?…. Có vô vàn vấn đề cần hiểu để sử dụng video trong thuyết trình. Bởi nếu làm không tốt, bài trình bày của bạn trở nên tồi tệ đấy.

Đừng lo lắng. Bài viết này của tôi sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức cơ bản nhưng đầy đủ nhất về cách sử dụng video cho bài thuyết trình. Ngoài ra, nếu muốn có những hướng dẫn cụ thể hơn cho bài trình bày của bạn, hãy đăng kí tư vấn ngay tại đây. Tôi và đội ngũ sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

Lý do nên sử dụng video cho bài thuyết trình

1. Lý do nên sử dụng video cho bài thuyết trình

1.1. Bài thuyết trình sinh động hơn

Bài thuyết trình của bạn sẽ sinh động, đa màu đa sắc khi lồng ghép video vào. Video với những hình ảnh, màu sắc, cảm xúc của nhân vật hay cuộc sống muôn màu muôn vẻ luôn khiến cho bản trình bày thú vị hơn là những con số hay chữ viết hay giọng nói.

1.2. Thu hút sự chú ý của khán giả vì sử dụng video cho bài thuyết trình

Mọi người thường dành sự chú ý cho những điều hấp dẫn và thú vị. Bởi vì video hội tụ đầy đủ những yếu tố trên, nên nó luôn là lựa chọn số một cho những chuyên gia thuyết trình hàng đầu. Steven Job’s luôn sử dụng video cho những bài thuyết trình của ông. Và nó giúp vị cha đẻ của điện thoại thông minh có được sự chú ý, tập trung của hàng triệu người.

1.3. Sử dụng video giúp bài thuyết trình thuyết phục hơn

Video có hình ảnh, âm thanh nên nó tác động trực tiếp tới thị giác và thính giác của con người. Hơn nữa, video còn đẩy cao những cảm xúc vui buồn, ngạc nhiên hay giận dữ…. của người xem. Video đánh thẳng tới những giác quan, cảm xúc và kích thích bộ não của khán giả. Và, một điều chắc chắn là, khi bị kích thích, thăng hoa, khán giả sẽ dễ bị thuyết phục bởi những gì bạn truyền tải.

Thêm vào đó, video mang lại cảm giác chân thật. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin ở khán giả.

1.4. Giúp những vấn đề trừu tượng, phức tạp trở nên dễ hiểu

Những khái niệm hay vấn đề trừu tượng, phức tạp luôn là khó khăn đối với những người thuyết trình bình thường. Nhưng nó sẽ đơn giản hơn nhiều, dễ hiểu hơn nhiều ki bạn sử dụng video để trình bày.

Chẳng hạn, bạn đang thuyết trình về một phần mềm mới. Việc bạn thể hiện phần mềm đó hoạt động như thế nào bằng video sẽ dễ hình dung hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ mô tả nó.

1.5. Khiến bài thuyết trình trở nên chuyên nghiệp hơn

Thay vì bạn chỉ dùng lời nói để thuyết trình, khi có thêm công cụ hỗ trợ trực quan, đặc biệt là video, bài thuyết trình trở nên chuyên nghiệp hơn. Bởi vì một chuyên gia thuyết trình hay một diễn giả tài ba luôn biết kết hợp nhiều phương tiện trực quan. Điều này tạo sự thu hút và tăng hiệu quả cho bài nói của họ.

Hơn nữa, video còn tạo ra dấu ấn riêng của bạn khi trình bày. Từ đó giúp bạn trở nên đáng nhớ hơn.

2. Cách lồng ghép, sử dụng video cho bài thuyết trình

2.1. Chọn video phù hợp với nội dung bài thuyết trình và khán giả

Đây là điều đầu tiên tôi muốn bạn phải lưu ý khi sử dụng video cho bài thuyết trình của mình. Bạn cần phải tìm kiếm và cân nhắc lựa chọn video phù hợp với nội dung chủ đề mà bạn thuyết trình. Bởi video chỉ là một phương tiện hỗ trợ mà thôi. Nó không phải là bài thuyết trình của bạn. Cũng không phải là bạn. Khi và chỉ khi có được một video phù hợp với nội dung, nó mới giúp cho bài trình bày thu hút, hấp dẫn.

Một điều nữa bạn cần lưu tâm. Ngoài việc chọn video phù hợp với chủ đề. Bạn nên chọn video phù hợp với khán giả. Bởi vì tùy thuộc vào đặc điểm văn hóa, vùng miền để tránh những video có thể gây sự phản cảm. Hơn nữa, khi chọn video phù hợp với người xem sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận họ và truyền tải thông điệp của mình hơn.

Chọn video phù hợp với nội dung bài thuyết trình và khán giả

2.2. Sử dụng video ngắn cho bài thuyết trình

Có hai lí do để bạn sử dụng video ngắn.

Một là thời gian thuyết trình có hạn. Mỗi bài thuyết trình trung bình từ 20 phút. Nếu bạn chiếu video dài, chắc chắn thời gian để bạn nói và phần hỏi đáp bị hạn chế lại. Và rõ ràng bạn đang biến bài thuyết trình trở thành một buổi xem video.

Hai là, sự tập trung của mọi người có hạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những video 60s đổ lại có sức hút đối với người xem. Đó là lí do tại sao các video ở Tiktok phát triển mạnh mẽ đến thế.

2.3. Lập kế hoạch thời điểm lồng ghép video

Thời điểm để bạn lồng ghép video vào cũng rất quan trọng. Do vậy, bạn cần cân nhắc và lập kế hoạch cho việc này. Tùy vào mục đích thuyết trình của bạn là gì; ngữ cảnh thuyết trình hoặc chủ đề bạn nói mà đưa video vào cho phù hợp.

Tất nhiên, khi sử dụng video ngắn, bạn có thể lồng ghép vào nhiều phần trong bài thuyết trình.

2.4. Ưu tiên sử dụng video có tính chân thật cho bài thuyết trình

Video có tính chân thật là video được quay ngẫu nhiên, tự nhiên. Nó không phải là một sự sắp xếp, ngoại trừ các video ca nhạc, truyền hình có tính cách điệu cao….

Người xem luôn hứng thú và yêu thích xem những video tự nhiên, ghi lại những khoảnh khắc đời thường.

Khi bạn sử dụng những video có tính chân thật sẽ làm tăng độ tin cậy, củng cố niềm tin ở khán giả. Đồng thời thuyết phục họ đồng ý với những gì bạn truyền tải.

Hiện nay, kho video rất đồ sộ ở trên các nền tảng. Bạn có thể lựa chọn cho mình một video minh họa chân thật cho bài trình bày của mình. Ngoài ra, nếu được, bạn có thể tự quay những video độc quyền của mình. Điều này sẽ là cho bài thuyết trình của bạn thú vị hơn nhiều.

2.5. Chú ý về chất lượng video

Chất lượng video khi sử dụng trong thuyết trình là một điều bạn cần chú ý. Đây không còn là video bạn chỉ giữ cho riêng mình mà là để cho rất nhiều người xem. Do vậy hình ảnh video cần rõ nét, âm thanh đủ để nghe, độ phân giải tốt.

Một video bị mờ, nhiều tạp âm sẽ khiến khán giả khó chịu. Họ sẽ không muốn theo dõi tiếp bài thuyết trình của bạn.

2.6. Chèn video vào bản trình chiếu

Bạn hãy chèn video vào bản trình chiếu thay vì để chúng ở một mục riêng. Việc tắt hoặc thu nhỏ bản trình chiếu và vào một thư mục khác để mở video khiến cho bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp.

Hiện nay, phần mềm trình chiếu Powerpoint đã có chức năng chèn video vào trang trình chiếu. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng để thực hiện bài thuyết trình của mình tuyệt vời hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra xem video của bạn có phát được, có thích ứng với thiết bị trình chiếu hay không. Nên có sự chuẩn bị trước với những sự cố để tránh làm gián đoạn bài thuyết trình.

3. Lời kết

Nếu trước giờ bạn chưa sử dụng video cho bài thuyết trình thì ngay bây giờ bạn có thể cân nhắc. Bởi những tác dụng tuyệt vời mà video mang lại.

Tuy vậy, bạn cần nhớ rằng video chỉ là một tronng rất nhiều những phương tiện hỗ trợ trực quan khác. Đừng bao giờ phụ thuộc vào nó. Bài thuyết trình về cơ bản vẫn là bạn, nội dung của bạn và giọng nói của chính bạn.

Hi vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có những thay đổi đáng kể và hiệu quả cho bài thuyết trình của mình. Nếu muốn có một cộng đồng chia sẻ những kiến thức và kĩ năng về thuyết trình, bạn có thể tham gia cùng chúng tôi tại đây.

Nếu có bất kì câu hỏi nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới, tôi và cộng sự sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Phan Thanh Dũng
Phan Thanh Dũng

Pro Coach Thuyết Trình - Người đầu tiên đã tìm ra "long mạch thuyết trình" và công thức "hoạt ngôn". Cha đẻ lớp học Giải phóng ngôn từ và chương trình huấn luyện Siêu diễn đạt

All Posts
  • Hey Bạn, tên tôi là Phan Thanh Dũng. Tôi đam mê giúp người khác tự tin hơn nhờ chinh phục kỹ năng thuyết trình để tự tin nói chuyện trước đám đông, trước camera ống kính và người lạ.
  • Giáo trình đào tạo của tôi không hướng người học đến việc làm MC như các chuyên gia khác, nội dung mà tôi đào tạo là giúp người học chinh phục kỹ năng thuyết trình để ứng dụng vào trong công việc, giao tiếp đời thường và bán hàng chứ không phải MC sự kiện hay đứng sân khấu.
  • Tôi tập trung vào yếu tố cốt lõi “giúp học viên từ gốc” đó là giúp họ bước đầu giải phóng ngôn từ sau đó là điễn đạt một cách lưu loát, súc tích, thuyết phục rồi mới đến việc học các kỹ thuật thuyết trình để thu hút hơn.
  • Tôi vô cùng tự hào giới thiệu đến bạn lộ trình Siêu Diễn Đạt 4.0 , hành trình biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Leave a Comment

Tôi đã dành hơn 2 năm nghiêm túc tìm kiếm “Long Mạch Thuyết Trình”  để chinh phục kỹ năng thuyết trình. Tôi đã tìm ra cách thức “mới” phá vỡ các cách luyện tập truyền miệng “không hiệu quả” ngoài kia như đọc thêm sách, luyện nói trước gương…

Từ năm 2019 đến nay, tôi đã tổ chức hơn 140+ lớp học miễn phí với hơn 50.000+ đăng ký tham gia nhằm chia sẻ “Long Mạch Thuyết Trình” đến với cộng đồng.

Hiện nay tôi cực kỳ tự hào vì mình đã hệ thống hóa được trong tay lộ trình luyện tập qua online siêu hiệu quả giúp những ai thật sự muốn chinh phục kỹ năng thuyết trình dù người đó bận 18 tiếng một ngày, đó là “Siêu Diễn Đạt 4.0