Phan Thanh Dũng

Nội Dung Bài Viết

Kể chuyện trong thuyết trình: 8 cách đơn giản để thành công

Người thuyết trình thành công là một người kể chuyện xuất sắc. Những diễn giả tài ba về cơ bản cũng là chuyên gia kể những câu chuyện một cách thông minh. Con người luôn bị hấp dẫn và chinh phục bởi những câu chuyện mang cảm xúc và truyền cảm hứng. Do vậy kể chuyện trong thuyết trình đã có từ rất lâu và đến tận bây giờ nó vẫn giữ nguyên giá trị. Nhưng làm cách nào để kể các câu chuyện trong bài thuyết trình của mình một cách thu hút và đạt hiệu quả cao?

Trong các bài thuyết trình của mình, tôi luôn kể các câu chuyện. Bạn biết đấy. Tôi đã đứng trên những sân khấu lớn cùng với những chuyên gia nước ngoài. Tôi tổ chức những buổi nói chuyện của riêng mình. Tôi đào tạo hàng ngàn học viên trong nhiều năm qua…. Và các câu chuyện của tôi chưa bao giờ hạ nhiệt.

Kể chuyện trong thuyết trình quan trọng như thế nào

1. Kể chuyện trong thuyết trình quan trọng như thế nào?

Ngay từ thời còn đi học, thầy cô giảng bài, chúng ta có thể lơ đãng với bầu trời riêng của mình. Nhưng khi thầy cô kể chuyện, những đứa học sinh tập trung cao độ một cách lạ thường. Các câu chuyện luôn có sức hấp dẫn tuyệt vời. Nó là một chất xúc tác tạo nên các phản ứng mạnh mẽ.

Sau đây là những lí do khiến cho kể chuyện là một yếu tố không thể bỏ qua trong các bài thuyết trình của tôi:

1.1. Kể chuyện giúp tôi thu hút khán giả

Các câu chuyện luôn có sức hấp dẫn tuyệt vời của nó. Khán giả luôn thích thú, và tương tác tốt với những câu chuyện. Điều này không phải ngẫu nhiên mà theo cấu tạo của não bộ. Nó luôn sẵn sàng cho trí tưởng tượng. Và câu chuyện làm tốt điều này.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải ai kể chuyện, người khác cũng muốn nghe. Những người kể chuyện hay có thể thu hút khán giả và khiến họ bị cuốn hút trong suốt bài thuyết trình. Ngược lại, có một vài người kể chuyện chán ngắt. Bởi vì nhiều yếu tố như giọng kể, không tạo được kịch tính, không có cảm xúc, không điều chỉnh cao độ, lên giọng, xuống giọng. Hoặc điệu bộ chưa phù hợp….

Số người kể chuyện không hay khá nhiều. Nếu bạn là một trong những người còn thiếu kĩ năng kể chuyện có thể đăng kí ngay lớp học MIỄN PHÍ của tôi. Tại đây, bạn sẽ nhận được những hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhất về các cách giao tiếp, thuyết trình hiệu quả. Có rất nhiều bài tập thực hành hữu ích, trong đó có cả kể chuyện thuyết trình.

1.2. Kể chuyện trong thuyết trình giúp truyền đạt thông tin hiệu quả

Đây rõ ràng là hệ quả của việc thu hút được khán giả. Khi tập trung vào những gì bạn kể, họ sẽ dễ dàng tiếp thu thông điệp bạn muốn truyền tải.

Ngoài ra, việc lựa chọn câu chuyện phù hợp với chủ đề thuyết trình cũng là một cách để minh họa một luận điểm hay một khái niệm. Cách này khiến khán giả dễ hiểu, dễ hình dung và khiến mọi thứ trở nên đáng nhớ hơn.

1.3. Kể chuyện là công cụ thuyết phục trong thuyết trình

Khán giả có xu hướng tin vào những trải nghiệm của cá nhân, hoặc những câu chuyện đã gặp trong cuộc đời bạn. Nếu biết cách kể chuyện, bạn sẽ tạo dựng được uy tín và họ khẳng định bạn là chuyên gia trong lĩnh vực thuyết trình.

Những lời nói suông có thể không tác động nhiều đến khán giả. Nhưng khi nghe một câu chuyện hay, đặc biệt đó là những chuyện cá nhân, thì người nghe dễ dàng tin tưởng, thấu hiểu, đồng cảm. Từ đó họ trở nên tin tưởng những gì bạn trình bày. Và cuối cùng bị thuyết phục bởi bài thuyết trình của bạn.

2. Những cách kể chuyện trong thuyết trình hiệu quả

2.1. Phải biết được đối tượng của mình

Để một bài thuyết trình thành công, để những câu chuyện của bạn được kể một cách có hiệu quả, bạn phải biết đối tượng nghe câu chuyện đó là ai? Sự kiện bạn tham gia thuyết trình là gì? Đó là một buổi học, giới thiệu sản phẩm, bán hàng, giao lưu, họp mặt…..

Biết khán giả của bạn là ai, hoàn cảnh thuyết trình như thế nào, sẽ tác động đến quyết định của bạn. Kể câu chuyện nào phù hợp? Giọng điệu, năng lượng, trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng. Bạn không thể nào đùa giỡn, hài hước trong một sự kiện trang trọng. Bạn không thể nghiêm nghị quá mức đối với khán giả trẻ tuổi, hay trong buổi thuyết trình truyền cảm hứng…. Hãy mang đến một câu chuyện có tính kết nối và là chất xúc tác cho cảm xúc của khán giả.

Một người thuyết trình tài năng là người hiểu được cảm xúc của câu chuyện và khơi gợi cảm xúc đó cho khán giả. Khiến họ đồng cảm cùng bạn.

Một số câu chuyện khiến bạn cười. Nhưng có những câu chuyện khiến bạn rơi nước mắt. Trong khi nhiều câu chuyện lại khiến chúng ta phải suy ngẫm và đặt câu hỏi về thông điệp mà nó đưa ra. Lại có những câu chuyện làm cho bạn sững sờ, ngạc nhiên tự hỏi vì sao nó giống bạn đến vậy?

Dù cảm xúc mang đến là gì thì mục tiêu cuối cùng là chúng ta muốn khán giả hành động. Do vậy, lựa chọn câu chuyện kể phù hợp với các nhóm đối tượng là cách tốt nhất để đào sâu vào tâm khảm của mỗi người nghe.

2.2. Câu chuyện phải có cấu trúc rõ ràng

Một câu chuyện cũng giống như một bài thuyết trình của bạn vậy. Nếu bài thuyết trình có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung, thứ tự các đề mục, cách triển khai các ý thì câu chuyện cũng thế.

Kể chuyện trong thuyết trình theo một cấu trúc sẽ giúp câu chuyện của bạn có logic, đi theo trình tự có sẵn. Điều này giúp khán giả dễ hình dung, tưởng tưởng và hiểu bạn đang kể chuyện gì.

Bạn phải xác định bạn sẽ kể câu chuyện theo cấu trúc nào. Đó là hành trình người anh hùng, theo trình tự thời gian, hay cấu trúc giả định…. Để định hướng cách kể chuyện tốt, bạn có thể đọc ngay mục 3 để lựa chọn cho mình một cấu trúc phù hợp.

2.3. Làm cho đơn giản – điều cần nhớ khi kể chuyện trong thuyết trình

Hãy kể chuyện bằng từ ngữ thông dụng, dễ hiểu, tránh những biệt ngữ phức tạp.

Tôi thường hay kể chuyện trước khán giả như cách tôi nói chuyện hàng ngày. Từ ngữ tôi dùng thường chân phương, mộc mạc và đơn nghĩa. Điều này sẽ làm cho câu chuyện trở nên tự nhiên và chân thực hơn.

2.4. Kể chuyện cá nhân

Các câu chuyện cá nhân chưa bao giờ hết thu hút đối với mọi người. Đây cũng là suối nguồn cảm xúc, cảm hứng vô tận cho những chuyên gia khi kể chuyện trong thuyết trình.

Đa số các diễn giả xuất sắc đều dựa trên những trải nghiệm và kinh nghiệm sống của họ để kể lại hoặc tạo ra một câu chuyện. Những câu chuyện đó có thể khiến khán giả dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng.

Khi kể những câu chuyện cá nhân, những câu chuyện của mình, chúng tôi có thể làm điều đó với sự phấn khích và đam mê. Niềm đam mê có tính lan truyền, mọi người sẽ hưởng ứng khi chúng ta nói với niềm tin và sự nhiệt tình.

Vậy làm sao để chúng ta có một kho tàng các câu chuyện của chính mình?

Bạn có thể ghi nhớ những câu chuyện trong cuộc sống nếu có một trí nhớ tuyệt vời.

Đối với đa số chúng ta, cách làm trên thật khó. Cách tốt hơn để ghi nhớ những câu chuyện của bản thân là viết ra hoặc ghi lại bất cứ điều gì. Điều đó có thể khiến bạn cười, khiến bạn khóc, tức giận…. hay cả những lúc không thể nói thành lời. Nếu có thể, hãy viết lại thật chi tiết, bởi theo thời gian, chúng ta có thể quên một phần hoặc tất cả những câu chuyện đó.

Đến khi cần, hãy lấy những câu chuyện này và nghĩ về một thông điệp từ những trải nghiệm của mình. Đây chính là kho dữ liệu đồ sộ của bạn. Từ đó, bạn có thể biến việc kể chuyện trong thuyết trình, hoặc trình bày ý tưởng trở nên vô cùng đơn giản.

Những cách kể chuyện trong thuyết trình hiệu quả

2.5. Tạo kịch tính và sự hồi hộp

Những bộ phim hay các vở kịch đều có những phân đoạn cao trào, kịch tính. Điều đó làm cho khán giả tập trung theo dõi, lôi cuốn từng chi tiết, và luôn hồi hộp bởi các hành động của nhân vật.

Kể chuyện trong thuyết trình cũng vậy. Bạn cần phải tạo ra kịch tính cho câu chuyện bằng cách đẩy nhân vật vào những tình huống khó, trớ trêu; tạo ra những bước ngoặt khán giả không ngờ đến; sử dụng các khoảng dừng, giọng điệu thay đổi, tốc độ lời nói thay đổi. Bạn có thể kết hợp thêm hình ảnh hoặc âm thanh nhằm đẩy cao sự hồi hộp cho khán giả.

2.6. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan

Các phương tiện hỗ trợ đánh vào những giác quan của con người như thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác… Các công cụ này giúp bạn kể câu chuyện sinh động và nhiều màu sắc, dễ hình dung hơn.

Các công cụ hỗ trợ phù hợp sẽ phục vụ việc kể chuyện trong thuyết trình tốt hơn.

Bạn có thể sử dụng minh họa bằng hình ảnh khi kể về một sản phẩm mới. Vì hình ảnh giúp khán giả dễ hình dung.

Nếu kể về một tiến trình lịch sử, quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của một công ty, có thể sử dụng sơ đồ…

2.7. Thực hành, luyện tập kể chuyện

Các chuyên gia thuyết trình đều luyện tập trước buổi nói chuyện của mình. Không có gì chắc chắn suôn sẻ nếu bạn không luyện tập. Đặc biệt đối với những người không sở hữu năng khiếu kể chuyện cần phải luyện tập nhiều hơn.

Luyện tập trước gương, ghi âm, quay video… là những cách bạn có thể làm. Thực hành nhiều cách, nhiều cấu trúc để lựa chọn cái nào tối ưu nhất.

2.8. Kết thúc câu chuyện bằng thông điệp mạnh mẽ

Bạn muốn khán giả ghi nhớ điều gì từ câu chuyện thì phải kết luận lại điều đó. Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nên nhớ rằng, hãy kết thúc câu chuyện hết sức ngắn và tóm gọn. Bạn có thể đưa ra một giải pháp tích cực hoặc kêu gọi hành động của khán giả.

Ngoài ra, có thể đưa ra các câu hỏi mở để người nghe tự trả lời, hoặc đó là khởi đầu cho sự thảo luận.

3. Các cấu trúc kể chuyện trong thuyết trình phổ biến

3.1. Cấu trúc theo trình tự thời gian

Nghĩa là kể theo thứ tự thời gian. Hay còn gọi là cấu trúc tuyến tính, đường thẳng. Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước. Sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.

Đây là cấu trúc kể chuyện thường dùng nhất. Vì nó đơn giản, dễ kể và khán giả dễ nắm bắt, tiếp thu nội dung cụ thể.

3.2. Cấu trúc hành trình của người anh hùng

Đây là dạng cấu trúc kể chuyện trong thuyết trình mà nhiều diễn giả sử dụng.Thông thường người anh hùng sẽ lên đường khi có nhiều kẻ thù, phiêu lưu, tìm kiếm điều gì đó được coi là sứ mệnh. Sau đó chiến đấu và giành chiến thắng vang dội, được nhiều người yêu mến.

Áp dụng vào những câu chuyện trong cuộc sống đời thường. Bạn có thể kể về quá trình thay đổi, vực dậy của các nhân vật. Đó có thể là hành trình gây dựng công ty, vực dậy doanh nghiệp đang trên đà phá sản, quá trình cố gắng làm lại chính mình của một ai đó mắc sai lầm….

Cấu trúc kể chuyện này thường áp dụng để kể những câu chuyện mang tính kêu gọi, động viên, truyền cảm hứng.

3.3. Cấu trúc giải quyết vấn đề

Đây là cấu trúc thường dùng trong các bài thuyết trình kinh doanh và giáo dục. Mở đầu đưa ra vấn đề, làm rõ hậu quả của những vấn đề đó. Có thể phân tích thêm nguyên nhân xảy ra, sau đó nêu ra các giải pháp. Đồng thời chỉ ra cụ thể những lợi ích tuyệt vời khi áp dụng những giải pháp đó.

3.4. Cấu trúc thay đổi trước – sau

Cấu trúc này thường dùng cho các bài thuyết trình về dịch vụ, sản phẩm hay ý tưởng. Trước khi dùng thì như thế nào và đối tượng đã thay đổi ra sao sau khi sử dụng.

Trên đây là một số cấu trúc kể chuyện thường dùng trong các buổi thuyết trình. Ngoài ra, còn các cấu trúc khác như cấu trúc đảo ngược, cấu trúc so sánh, nguyên nhân – kết quả, cấu trúc giả định….

4. Tổng kết nội dung kể chuyện trong thuyết trình

Cho dù bạn sử dụng cấu trúc nào cũng phải luôn nhớ tạo dựng câu chuyện chân thật, có sự liên kết, logic. Kể chuyện trong thuyết trình là bạn kể trước nhiều người. Do vậy, đừng bao giờ kể câu chuyện thiếu logic, không có căn cứ, không khoa học… Khán giả sẽ phát hiện ra và không còn hứng thú với câu chuyện của bạn nữa.

Đừng nghĩ rằng bạn không có câu chuyện nào để kể. Cuộc đời bạn chính là một câu chuyện dài. Bạn có thể lựa chọn trong vô vàn câu chuyện ngoài kia cho phù hợp với chủ đề thuyết trình của mình. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu đó là câu chuyện cá nhân của bạn. Do vậy, ngay từ bây giờ hãy ghi nhớ những câu chuyện của bạn bằng cách ghi chú hoặc viết lại những gì xảy ra với bạn hàng ngày. Càng chi tiết càng tốt.

Nếu bạn cảm thấy bản thân khó khăn trong kể chuyện – thực sự không chỉ có bạn. Nhiều người không có năng khiếu kể chuyện bẩm sinh. Nhưng kĩ năng này có thể rèn luyện được. Hãy đăng kí ngay lớp học miễn phí để được thực hành những bài tập về giao tiếp thực tế nhất. Đây là giá trị tôi muốn – và tôi đã trao đến hàng ngàn người. Sứ mệnh của tôi là giúp nhiều người giao tiếp tốt hơn và tôi hạnh phúc về điều đó.

Hiện nay, tôi đang có chương trình tặng sách Giao tiếp tốt để thành công. Nếu hứng thú, bạn có thể Đăng kí ngay.

Hãy bình luận ở phía dưới khi có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp. Tôi sẽ hồi đáp bạn trong thời gian sớm nhất.

Phan Thanh Dũng
Phan Thanh Dũng

Pro Coach Thuyết Trình - Người đầu tiên đã tìm ra "long mạch thuyết trình" và công thức "hoạt ngôn". Cha đẻ lớp học Giải phóng ngôn từ và chương trình huấn luyện Siêu diễn đạt

All Posts
  • Hey Bạn, tên tôi là Phan Thanh Dũng. Tôi đam mê giúp người khác tự tin hơn nhờ chinh phục kỹ năng thuyết trình để tự tin nói chuyện trước đám đông, trước camera ống kính và người lạ.
  • Giáo trình đào tạo của tôi không hướng người học đến việc làm MC như các chuyên gia khác, nội dung mà tôi đào tạo là giúp người học chinh phục kỹ năng thuyết trình để ứng dụng vào trong công việc, giao tiếp đời thường và bán hàng chứ không phải MC sự kiện hay đứng sân khấu.
  • Tôi tập trung vào yếu tố cốt lõi “giúp học viên từ gốc” đó là giúp họ bước đầu giải phóng ngôn từ sau đó là điễn đạt một cách lưu loát, súc tích, thuyết phục rồi mới đến việc học các kỹ thuật thuyết trình để thu hút hơn.
  • Tôi vô cùng tự hào giới thiệu đến bạn lộ trình Siêu Diễn Đạt 4.0 , hành trình biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Viết một bình luận

Tôi đã dành hơn 2 năm nghiêm túc tìm kiếm “Long Mạch Thuyết Trình”  để chinh phục kỹ năng thuyết trình. Tôi đã tìm ra cách thức “mới” phá vỡ các cách luyện tập truyền miệng “không hiệu quả” ngoài kia như đọc thêm sách, luyện nói trước gương…

Từ năm 2019 đến nay, tôi đã tổ chức hơn 140+ lớp học miễn phí với hơn 50.000+ đăng ký tham gia nhằm chia sẻ “Long Mạch Thuyết Trình” đến với cộng đồng.

Hiện nay tôi cực kỳ tự hào vì mình đã hệ thống hóa được trong tay lộ trình luyện tập qua online siêu hiệu quả giúp những ai thật sự muốn chinh phục kỹ năng thuyết trình dù người đó bận 18 tiếng một ngày, đó là “Siêu Diễn Đạt 4.0