Dân gian Việt Nam có câu thành ngữ Đầu voi, đuôi chuột. Ý câu này muốn nói rằng một việc, một hành động nào đó bắt đầu to tát, rầm rộ nhưng kết thúc thì nhỏ bé, thậm chí là không có gì. Thực tế điều này đang diễn ra với nhiều người khi họ thực hiện bài thuyết trình của mình. Họ đầu tư nhiều cho phần mở đầu nhưng lại lơ là phần kết thúc thuyết trình.
Sự thật là khán giả sẽ ấn tượng với bạn về phần mở đầu. Nhưng để đọng lại trong người nghe thì chỉ có thể là phần kết thúc. Do đó, phần nào của bài thuyết trình cũng đều quan trọng như nhau. Chúng ta cần đầu tư, chăm chút cho tất cả thì bài trình bày mới thành công trọn vẹn.
Cho nên,
Trăn trở và hiểu về vấn đề trên, tôi đã có rất nhiều bài viết chia sẻ về kĩ năng thuyết trình. Bài viết dưới đây, tôi sẽ trình bày những kinh nghiệm của bản thân về cách xây dựng một phần kết thúc thuyết trình hiệu quả cao. Nó sẽ rất có ích cho bài nói sắp tới của bạn.
1. Tại sao phần kết thúc thuyết trình cần phải có?
Mục tiêu bài thuyết trình của bạn là để khán giả ghi nhớ thông điệp và hành động theo thông điệp đó.
Để đạt được kết quả này một cách hiệu quả, bạn phải cấu trúc bài thuyết trình của mình sao cho phù hợp. Bạn sẽ cần một phần mở đầu mạnh mẽ để thiết lập bối cảnh. Các luận điểm chứng minh trong suốt bài thuyết trình của bạn để hỗ trợ lập luận của bạn và một kết luận để gắn kết mọi thứ lại với nhau.
Nếu không có phần kết thúc thích hợp, bài thuyết trình của bạn sẽ không đầy đủ và để lại cho khán giả nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Vì phần giới thiệu là nền tảng của một ngôi nhà, phần kết luận là mái nhà. Nếu không có, bản trình bày của bạn dường như không có cấu trúc và không đầy đủ với một khoảng trống.
2. Cách thức tạo nên phần kết thúc thuyết trình hiệu quả và phong cách
2.1. Nhắc lại thông điệp chính
Mỗi bài thuyết trình đều mang một thông điệp riêng. Dù bạn đã trình bày trong phần mở đầu thì vẫn cần phải khẳng định lại một lần nữa ở phần kết thúc.
Bạn biết tại sao phải làm vậy không? Khi bạn hoàn thành bài thuyết trình của mình, những điểm bạn đề cập sẽ bắt đầu mờ dần khi khán giả của bạn cố gắng ghi nhớ những điểm chính. Thật không may, có những lúc điểm chính trong bài thuyết trình của bạn bị lãng quên.
Đừng lo lắng, hãy làm theo cách sau đây. Đó là khi bắt đầu bài thuyết trình, bạn nên giới thiệu thông điệp của bài thuyết trình tương tự như luận điểm của một bài luận. Khi bạn hoàn thành phần trình bày của mình với các luận điểm chứng minh. Bạn hãy nhắc lại lần nữa những lập luận hoặc thông điệp chính của bài trên trang trình bày cuối cùng để khán giả có ấn tượng lâu dài hơn.
2.2. Tóm tắt phần trình bày
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để kết thúc một bài thuyết trình dài hoặc bao gồm thông tin phức tạp, hãy thử tham khảo cách sau:
Đó là đưa ra phần giới thiệu phác thảo chủ đề và các điểm chính của bạn như một lời mở đầu. Sau đó, trình bày từng điểm một, làm rõ và đưa ra bằng chứng cho từng điểm. Cuối cùng, chỉ cần tóm tắt lại chủ đề và các điểm chính của bạn một lần nữa để kết luận.
Kỹ thuật này thực sự hiệu quả vì nó cho phép bạn lặp lại các điểm chính của mình một vài lần. Sự lặp lại này giúp khán giả của bạn ghi nhớ nội dung tốt hơn.
2.3. Lời kêu gọi hành động
Kêu gọi hành động là một công cụ tuyệt vời để sử dụng để kết thúc bài thuyết trình của bạn vì nó có tỷ lệ chuyển đổi cao, thông điệp rõ ràng và thu hút khán giả.
Lời kêu gọi hành động đúng như cái tên của nó. Đó là một tuyên bố hoặc một câu hỏi nhắc khán giả thực hiện một hành động ục thể ở phần kết thúc thuyết trình. Mục đích của lời kêu gọi hành động là chúng ta hướng khán giả đến một kết quả mong muốn. Đồng thời, bạn phải tạo ra sự thôi thúc, cấp bách cho hành động đó. Một lời kêu gọi tốt là tạo được sự tương tác, tạo được động lực hành động cho khán giả.
Để hiểu rõ hơn về những nguyên tắc, cách thức cũng như một số mẹo để thiết lập lời kêu gọi hành động hiệu quả, bạn có thể đọc ngay bài viết 7 bí quyết cho lời kêu gọi hành động hiệu quả.
2.4. Kết thúc thuyết trình với những hình ảnh mạnh mẽ
Đôi khi hình ảnh có thể nói nhiều hơn lời nói. Nếu bạn muốn kết thúc bản trình bày của mình bằng một ghi chú mạnh mẽ, hãy hiển thị hình ảnh, bản vẽ, đoạn video ngắn hoặc một loại hình ảnh trực quan khác liên quan đến thông điệp của bạn.
Hình ảnh có thể giúp khán giả của bạn lưu giữ thông tin. Trên thực tế, 90% thông tin mà bộ não của chúng ta nhận được là ở dạng trực quan. Đó là lý do tại sao, trong một số trường hợp, hình ảnh có thể để lại tác động lớn hơn so với chữ viết hoặc lời nói.
Ví dụ: trong buổi tuyền truyền về môi trường. Khi đến phần kết thúc bạn có thể sử dụng những hình ảnh về dọn rác thải ở kênh mương, bờ biển của các bạn trẻ hiện nay. Đây cũng được coi là kênh tuyên truyền có hiệu quả thiết thực nhất.
2.5. Cảm ơn khán giả với nụ cười trên môi
Một cách ngắn gọn và ngọt ngào để kết thúc bài phát biểu thuyết trình của bạn là nói lời cảm ơn.
Bằng cách cảm ơn khán giả đã lắng nghe và chú ý, bạn sẽ nói rõ rằng đây là phần cuối của bài thuyết trình. Và rằng bạn đánh giá cao ý kiến đóng góp của họ theo bất kỳ cách nào họ đã thực hiện. Bạn cũng có thể ghi nhận công sức nhóm của mình và người khác nếu họ đã giúp bạn trong bài thuyết trình. Hoặc theo những cách khác liên quan đến thông điệp của bạn.
Đừng chỉ đơn giản nói “cảm ơn” mà hãy thực sự bày tỏ lòng biết ơn bằng lời nói của bạn. Dùng chính sự chân thành để đổi lấy niềm tin ở khán giả.
2.6. Sử dụng câu trích dẫn hoặc một câu chuyện truyền cảm hứng
Một điều chắc chắn là bạn tham gia và thích nghe diễn giả kể chuyện. Đây là cách mà người nói khơi gợi cảm xúc trong bạn và làm cho bạn có thể thẩm thấu được thông điệp mà họ mang đến một cách tự nhiên nhất.
Bạn có thể sử dụng cách này trong phần kết thúc thuyết trình của mình để truyền tải nội dung mình muốn nói. Thông điệp được kể thông qua việc sử dụng một câu chuyện được ghi nhớ tốt hơn vì chúng tác động lên cảm xúc và hành vi của con người chúng ta.
Ngoài ra việc sử dụng trích dẫn cũng là cách hay bạn nên tham khảo. Tuy nhiên, hãy chọn câu trích dẫn của bạn một cách cẩn thận. Câu trích dẫn cần phù hợp với thông điệp và truyền đạt rõ ràng điểm chính của bạn. Không bao giờ sử dụng một trích dẫn tối nghĩa hoặc khó hiểu.
Một câu nói tôi đang rất tâm đắc trong thời gian này: “thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến thành thành công rực rỡ“ (Elbert Hubbard).
2.7. Kết thúc thuyết trình với câu hỏi mở
Sự thật là các câu hỏi mở luôn kích thích não bộ của chúng ta suy nghĩ và luôn tìm câu trả lời. Vì vậy, khi bạn đặt câu hỏi, bộ não của bạn sẽ tự động nghĩ về nó. Đôi khi, bộ não của bạn sẽ trả lời theo bản năng câu hỏi dù bạn có muốn hay không.
Đó là lý do tại sao mọi người bị thu hút bởi những câu hỏi kích thích tư duy. Vì vậy, một cách tuyệt vời để kết thúc bài phát biểu của bạn là đặt một câu hỏi được thiết kế tốt.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng câu hỏi phải liên quan đến những gì bạn nói.
3. Những điều cần tránh khi kết thúc thuyết trình
Ngoài những cách để có một phần kết thúc mạnh mẽ và đáng nhớ ở trên. Bạn cần lưu ý đến một vài sai lầm mà đa số người thuyết trình hay mắc phải. Thật sự đây là nhưng điều tối kị bạn cần tránh để tạo một ấn tượng tốt cho khán giả.
3.1. Quá thời gian
Kiểm soát thời gian trong thuyết trình là rất quan trọng. Dù là thời gian ngắn hay dài bạn cũng không nên sơ sài trong việc chuẩn bị. Việc bạn không kết thúc bài phát biểu trong thời gian quy định sẽ dẫn đến việc khán giả mất hứng thú với bài thuyết trình. Hoặc là kết thúc phần trình bày của bạn trước, làm gián đoạn toàn bộ lịch trình của sự kiện, ảnh hưởng đến những phần trình bày tiếp theo.
Khi bạn lao về đích, không chỉ bạn cảm thấy căng thẳng mà khán giả của bạn cũng vậy. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của bạn với tư cách là một diễn giả lịch sự và chuyên nghiệp. Vì vậy hãy giữ đúng thời gian để phần trình bày của bạn được trọn vẹn nhất.
Vậy làm thế nào để đảm bảo thời gian thuyết trình?
Đó là bạn cần lên cho mình một kế hoạch cụ thể và luyện tập. Không có gì tốt bằng việc bạn chăm chỉ luyện tập và thực hành. Điều này sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân và cả bài thuyết trình của mình.
3.2. Sử dụng phần hỏi đáp cho đoạn kết thúc thuyết trình
Phần câu hỏi và trả lời không phải là điều xấu, nhưng đừng kết thúc với chúng. Phần hỏi đáp thường không có cấu trúc. Nó có thể làm mất uy tín bài thuyết trình của bạn nếu các câu hỏi không được xem xét kỹ lưỡng và thông điệp chính của bạn có thể bị hiểu sai.
Hơn nữa, nếu kết thúc bằng phần hỏi đáp, có thể bạn sẽ phạm phải sai lầm quá thời gian. Bởi vì nếu có nhiều câu hỏi có vấn đề, bắt buộc bạn phải dành thời gian làm rõ nó. Thay vào đó hãy kết thúc bài thuyết trình bằng cách tạo màu sắc riêng và thu hút mọi ánh nhìn vào bạn.
Sau khi kết thúc xong bài thuyết trình, bạn mới tiến hành qua phần hỏi đáp (nếu có).
4. Kết luận
Bất kể bạn chọn cách trình bày bài thuyết trình của mình như thế nào, hãy dành một ít thời gian cho phần kết thúc. Cho dù đó là một câu trích dẫn đầy cảm hứng, lời kêu gọi hành động hay một vài từ kết thúc đơn giản. Làm cho nó hoàn hảo và bạn sẽ khiến khán giả của mình nhớ đến nhiều hơn nữa.
Mọi thành quả đều phải có sự nỗ lực luyện tập. Với thuyết trình cũng vậy, bạn phải luyện tập và thành thạo các kỹ năng của mình thì mới có thể đứng vào hàng ngũ những người thuyết trình bậc thầy.
Hiện tại, tôi đang xây dựng một cộng đồng những người yêu thích và giúp đỡ nhau giao tiếp, thuyết trình tốt hơn. Nếu bạn muốn nâng cao hơn kĩ năng quan trọng số 1 này trong cuộc sống hiện đại, hãy đăng kí ngay.
Theo dõi tôi để có thêm nhiều bài học và thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn.
1 thought on “Kinh nghiệm từ chuyên gia: 7 cách để có phần kết thúc thuyết trình đáng nhớ”
Cảm ơn Thầy rất nhieu ạ, em thích đọc những dòng chữ của Thầy , Và sẽ luyện tạp làm theo thay , những bài học trên em rất cần …cam ơn thay quan tam em ạ