Đã bao giờ bạn được tham dự một buổi thuyết trình mà diễn giả khiến bạn cười từ đầu đến cuối chưa? Cảm giác của bạn như thế nào? Bạn có còn nhớ những thông điệp mà họ muốn truyền đạt không? Tôi tin chắc rằng bạn đã rất tập trung vào buổi trình bày đáng nhớ ấy. Hài hước trong thuyết trình là một kĩ năng cần có nhưng nó không dễ sử dụng.
Nhiều người sở hữu năng khiếu tự nhiên, nhiều người phải luyện tập. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng tạo được tiếng cười tích cực, phù hợp trước đám đông. Bản thân tôi là một chuyên gia thuyết trình. Tôi vẫn thường xuyên tạo tiếng cười đến khán giả. Do vậy, hiểu được tầm quan trọng và nhu cầu hài hước trong thuyết trình của nhiều bạn, tôi sẽ chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình về cách tạo được tiếng cười khi trình bày trước đám đông.
Mặt khác, kĩ năng hài hước khá kén đối tượng. Do vậy, nếu bạn không có khả năng hài hước, hãy luyện tập nhiều hơn. Nếu hài hước đối với bạn thực sự khó khăn, hãy tập trung vào bài thuyết trình một cách cơ bản nhất. Bởi vì bạn có thể trình bày tốt bài thuyết trình của mình mà không cần kĩ năng hài hước.
1. Kĩ năng hài hước trong thuyết trình là gì?
Ai cũng hiểu hài hước nghĩa là tạo được tiếng cười cho khán giả. Tương tự như vậy, kĩ năng hài hước là khả năng diễn giả khiến người nghe cười, thích thú, tập trung, chú ý vào bài nói của họ.
Hài hước trong thuyết trình không đơn thuần là kể những câu chuyện cười. Nó còn là hành động, cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm… và ngay cả từ ngữ chúng ta nói, cách nhấn nhá, chơi chữ….
Nhiều người có khả năng hài hước trên sân khấu rất “duyên”. Giọng nói, biểu cảm khuôn mặt của họ không thay đổi nhưng lại khiến giả không thể ngừng cười và rướn người về phía trước để chờ đợi những thông tin tiếp theo từ diễn giả.
Hiểu được sự hài hước trong thuyết trình đến từ nhiều cách thức khác nhau giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kĩ năng này. Đồng thời vận dụng tốt vào bài thuyết trình tiếp theo của mình.
2. Tại sao nên có sự hài hước trong thuyết trình?
Tôi chắc chắn rằng bạn không thể nào buồn ngủ trong một bài thuyết trình đầy tính hài hước. Đôi mắt của bạn sáng lên và khuôn miệng luôn hiện hữu nụ cười. Bạn cũng không thể rời mắt khỏi diễn giả, cũng như bỏ sót bất kì âm thanh nào từ người thuyết trình.
Đó có phải là điều bạn mong muốn trong bất kì buổi trình bày nào của mình?
Trong suốt nhiều năm làm nghề thuyết trình và đào tạo về kĩ năng này, tôi nhận thấy được tác dụng diệu kì của việc vận dụng sự hài hước trong khi thuyết trình.
Hài hước tạo nên một bầu không khí vui vẻ, xóa tan đi những nhàm chán. Làm cho buổi thuyết trình trở nên sôi nổi và thú vị hơn.
Khi bạn khiến khán giả cười, nghĩa là bạn đã thu hút được sự tập trung từ họ. Làm cho họ thư giãn, giúp cho người nghe thoải mái và cởi mở hơn để tiếp thu thông tin từ bạn. Và bạn biết không, người ta sẽ dễ dàng bị thuyết phục trong lúc vui vẻ, cảm xúc được thăng hoa.
Sự hài hước còn giúp bạn trở nên tự tin, sáng tạo. Vì thế mà thần thái, khí chất của bạn khi đứng trên sân khấu bừng sáng. Khán giả càng tập trung, hào hứng, bạn lại càng say mê trình bày và thăng hoa hơn.
Một điều bạn không ngờ đến đó là hài hước còn giúp bạn sáng tạo không biên giới. Khi tâm trí của bạn thoải mái sẽ kích thích sự sáng tạo một cách ngẫu nhiên và hiệu quả đến không ngờ.
Nói chung, nếu vận dụng kĩ năng hài hước trong thuyết trình phù hợp, bài trình bày của bạn trở nên đơn giản và nhẹ nhàng vô cùng.
3. Cách vận dụng kĩ năng hài hước trong thuyết trình
3.1. Định vị bản thân
Bạn cần xác định bản thân có hài hước không? Bạn có hứng thú với việc vận dụng sự hài hước vào bài thuyết trình hay không?
Nếu câu trả lời là có thì xin chúc mừng. Chắc chắn bạn sẽ áp dụng hiệu quả sự hài hước nhằm tạo tiếng cười cho khán giả. Để làm tốt điều đó, hãy đọc thật chăm chú những chia sẻ tiếp theo của tôi.
Nếu câu trả lời là không. Tôi cũng chúc mừng bạn. Vì bạn biết khả năng của mình đến đâu. Biết bản thân thích hợp, say mê với điều gì. Không phải cố đấm ăn xôi là tốt.
Tôi khuyên bạn nên tập trung vào điểm mạnh của mình. Chẳng hạn như kiến thức, vốn từ, giọng nói, hay khả năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ trực quan…. Có rất nhiều cách để thu hút khán giả. Chỉ cần bạn thực sự tập trung, đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc. Quan trọng hơn hết là đặt cái Tâm của mình vào bài thuyết trình.
3.2. Xác định đối tượng khán giả để vận dụng sự hài hước trong thuyết trình
Nếu bạn muốn áp dụng hài hước vào bài thuyết trình, hãy biết khán giả của mình là ai. Việc này có hai lí do:
Thứ nhất, Khi xác định được khán giả, bạn sẽ lựa chọn được cách thức tạo nên sự hài hước. Từ đó giúp cho hiệu quả của từng chiến lược tối ưu hơn. Chẳng hạn những khán giả miền Bắc thích tiếng cười thâm thúy. Còn người nghe miền Nam lại chuộng sự đơn giản, bộc trực, nhiều khi đơn nghĩa.
Thứ hai, xác định được đối tượng thuyết trình là để bạn cân nhắc có nên sử dụng sự hài hước vào bài thuyết trình của mình hay không. Bạn cần lưu ý rằng hài hước có thể không phù hợp trong những buổi thuyết trình mang tính nghiêm túc. Chẳng hạn các buổi họp cổ đông, hội đồng quản trị, hoặc các hội nghị chính trị…
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng nền văn hóa mà chọn nội dung, hình thức hài hước phù hợp để tránh tác dụng ngược, gây phản cảm, khó chịu cho khán giả.
3.3. Lựa chọn hình thức tạo nên sự hài hước
Có rất nhiều cách tạo nên sự hài hước trong thuyết trình. Sau đây, tôi giới thiệu đến bạn một vài hình thức tôi thường sử dụng. Nếu muốn tìm hiểu kĩ hơn hoặc muốn tư vấn cho đặc điểm, khả năng cá nhân, hãy đặt lịch tư vấn MIỄN PHÍ cùng chuyên gia.
Kể chuyện cười
Chuyện cười được để một cách khéo léo chưa bao giờ hạ nhiệt. Cách này luôn được các diễn giả áp dụng để bài trình bày của mình thú vị hơn. Kho tàng chuyện cười của Việt Nam và thế giới vô cùng đa dạng và phong phú. Việc của bạn là tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện nào phù hợp nhất với chủ đề và nội dung thuyết trình.
Sử dụng câu chuyện của chính mình
Những câu chuyện cá nhân luôn hấp dẫn người nghe. Đặc biệt, nếu bạn biết lồng ghép, lựa chọn những tình huống, sự việc hài hước của bạn trong cuộc sống sẽ khiến khán giả hứng thú. Hơn nữa kể một câu chuyện của cá nhân bao giờ cũng dễ dàng hơn kể câu chuyện của người khác. Thêm vào đó, việc kể những trải nghiệm hài hước của cá nhân trong một buổi thuyết trình luôn là lựa chọn sáng suốt. Bởi vì nó đặc biệt, độc nhất và duy nhất.
Vậy làm sao để nhớ chi tiết từng câu chuyện, tình huống hay sự việc bạn đã trải qua trong vô vàn những hoạt động của cuộc sống thường ngày? Nhiều người sở hữu một trí nhớ tốt. Điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu bạn là số đông còn lại, hãy ghi chép những tình huống đó. Đây là kho tàng vô cùng quý giá giúp bạn trở nên hài hước và đáng nhớ.
Trích dẫn hài hước
Tình yêu là vĩnh cửu. Và chỉ duy nhất một thứ được phép thay đổi. Đó là người yêu.
Đằng sau người đàn ông thành công luôn luôn có một người phụ nữ…nói rằng anh ta sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì nên hồn cả.!!
Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi….mỏi lắm rồi.
Tiền không thành vấn đề, vấn đề là không có tiền.
Hẳn bạn đã từng mỉm cười vì những câu như vậy. Thật sự, những trích dẫn hài hước luôn khiến họ bất ngờ và bật cười. Bạn đừng nghĩ những trích dẫn này người nghe cũng biết. Bởi vì có vô vàn những câu nói hài hước mà không phải ai cũng biết. Hơn nữa, nếu bạn vận dụng hợp lí trong hoàn cảnh và nội dung bài trình bày thì nó vẫn phát huy tốt hiệu quả.
Việc của bạn là search “những trích dẫn hài hước” và lựa chọn nó cho phù hợp với chủ đề. Đồng thời sắp xếp để sự dụng vào thời điểm thích hợp.
Sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh
Hình ảnh và âm thanh dễ khiến khán giả tập trung vì nó trực quan. Và cũng bởi vì thế mà nếu bạn sử dụng hình ảnh hài hước, ngộ nghĩnh, hoặc âm thanh đúng thời điểm sẽ làm cho khán giả mỉm cười.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tất cả phải có kế hoạch và được sử dụng chừng mực, không nên lạm dụng. Vì bạn thuyết trình chứ không phải biểu diễn hài kịch.
Biến hóa điệu bộ, cử chỉ, lời nói, giọng điệu
Nhiều diễn giả gây buồn cười từ dáng đi của họ. Mr. Bean hài hước từ khuôn mặt.
Cách bạn thay đổi giọng điệu cũng là một gợi ý không tồi để tạo nên sự hài hước…. Để vận dụng những điều trên và biến hóa chúng trở nên hài hước, bạn cần tìm hiểu và học hỏi. Hiện nay, thế giới phẳng, bạn dễ dàng tiếp cận nhiều thông tin. Ngoài ra, các chuyên gia luôn có những khóa đào tạo bài bản và hướng dẫn tận tình cho bạn.
3.4. Luyện tập
Nếu bạn không có năng khiếu hài hước thì bù lại bạn cần luyện tập nhiều hơn. Sự hài hước nhiều khi đến ngẫu nhiên. Nhưng để hiệu quả nhất, bạn cần chuẩn bị chỉnh chu và luyện tập nhuần nhuyễn.
4. Những điều cần lưu ý khi vận dụng sự hài hước trong thuyết trình
Hãy phù hợp và mức độ: Bạn cần lựa chọn các cách thức hài hước phù hợp với bài thuyết trình. Đó là chủ đề, khán giả và thời gian. Ngoài ra, bạn cần sử dụng sự hài hước trong mức độ cho phép. Hãy để sự hài hước như một công cụ hỗ trợ cho phần trình bày của bạn. Đừng làm dụng việc gây cười để rồi biến buổi thuyết trình trở thành buổi diễn hài.
Tự nhiên và đơn giản. Đừng quá gò ép và cố gắng đưa sự hài hước vào bài thuyết trình. Bởi nó sẽ không mang lại hiệu quả.
Đừng làm gián đoạn khán giả cười. Nếu bạn tạo được sự hài hước, khiến khán giả bật cười, hãy để họ tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đó. Đừng vội vàng lo lắng hết thời gian mà ngắt quãng đi cảm xúc của họ.
5. Lời kết
Tôi thực sự tâm niệm rằng: Nếu mình mang đến cho mọi người một nụ cười, chắc chắn bản thân sẽ hạnh phúc gấp nhiều lần.
Do vậy, nếu làm tốt, hài hước trong thuyết trình thực sự là một hành động tốt đẹp.
Mục tiêu sống và làm việc của tôi là giúp đỡ nhiều người giao tiếp và thuyết trình tốt hơn. Cho nên, vì bạn đã đồng hành cùng tôi đến những dòng cuối cùng này, tôi xin đặc biệt dành tặng bạn khóa học tâm đắc nhất của tôi để giao tiếp thành công. Với khóa học này, nhiều học viên đã thay đổi ngoạn mục hoạt động giao tiếp của mình, từ đó cuộc sống thăng hoa về mọi mặt. Hãy bấm vào đây để nhận món quà này.
Bạn có bất kì câu hỏi nào hãy để lại bình luận phía dưới. Tôi sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.