Phan Thanh Dũng

Nội Dung Bài Viết

Ngôn ngữ cơ thể – tuyệt chiêu nâng tầm thuyết trình

Bạn có đồng ý với tôi rằng những diễn giả nổi tiếng luôn luôn có một phong thái tự tin khi thuyết trình? Và bạn biết điều gì quyết định thành công buổi biểu diễn không? Đó là ngoài việc có nội dung chỉnh chu thì họ đã sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ cơ thể.

Học viên chuyên gia Expert Academy đã chỉ ra rằng: Một bài thuyết trình thành công bao gồm nhiều yếu tố. Trong đó nội dung tốt chỉ chiếm 7 %. Giọng nói và cách bạn nói chiếm 38%. Và tỉ lệ lớn nhất: 55% thuộc về ngôn ngữ cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo nên sự khác biệt giữa một bài thuyết trình nhàm chán, tĩnh lặng và một bài thuyết trình hấp dẫn, sôi động. Để hiểu rõ hơn, hãy đăng kí tham gia miễn phí ngay cộng đồng học tập kĩ năng giao tiếp, thuyết trình. Đồng thời cùng tôi tìm hiểu nội dung bài viết ngay sau đây.

Ngôn ngữ cơ thể là gì

1. Ngôn ngữ cơ thể là gì?

Ngôn ngữ cơ thể là cách cơ thể bạn giao tiếp mà không cần sử dụng lời nói. Nó bao gồm cử chỉ tay, tư thế, nét mặt và sự chuyển động trong không gian. Ngôn ngữ cơ thể có thể xảy ra một cách có ý thức và vô thức.

Ví dụ: nếu bạn thấy một người đứng khoanh tay, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy họ không muốn tiếp xúc hay làm quen. Hay sự thiếu tự tin sẽ được nhìn thấy rõ ở một người luôn cúi gằm mặt, nói chuyện lắp bắp, mút tay, gãi đầu. Nhịp chân, rung đùi thể hiện sự thoải mái. Gật đầu khi tâm đắc một điều gì…

2. Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

Bạn luôn đầu tư chỉnh chu cho buổi thuyết trình từ nội dung đến hình ảnh. Nhưng nhiều lúc bạn lại quên mất đi tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ cơ thể. Bạn có biết hình ảnh quan trọng nhất mà bạn có thể cho khán giả thấy là chính bạn và ngôn ngữ cơ thể chính là cái tác động đáng kể đến cách khán giả cảm nhận về bạn cũng như kết quả của bài thuyết trình.

Cách bạn sử dụng cơ thể của mình có thể thể hiện sự tự tin, lo lắng, tức giận, thất vọng hoặc phấn khích. Ngôn ngữ cơ thể của bạn sẽ tiết lộ câu chuyện thực sự đằng sau lời nói của bạn. Mặc dù thường nằm trong tiềm thức nhưng ngôn ngữ cơ thể có thể luyện tập qua thời gian, vì vậy nếu muốn truyền tải thông điệp phù hợp đến khán giả, bạn phải lưu tâm đến ngôn ngữ cơ thể của mình.

Hãy xem xét các mẹo sử dụng ngôn ngữ cơ thể sau đây để mang đến một bài thuyết trình mạnh mẽ hơn vào lần sau.

3. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình

3.1. Nét mặt

a. Giao tiếp bằng mắt 

Trong bất kỳ bài thuyết trình nào, điều quan trọng là phải giao tiếp bằng mắt với khán giả của bạn. Việc nhìn chằm chằm vào cùng một điểm hay là nhìn về cuối phòng sẽ khiến khán giả cảm thấy buồn tẻ và không hấp dẫn. Đảm bảo rằng khi kết thúc bài thuyết trình, bạn đã giao tiếp bằng mắt với mọi người ít nhất một lần. Giao tiếp bằng mắt tốt giúp bạn đánh giá khán giả đang cảm nhận thông điệp của bạn như thế nào và nó cũng khiến bạn trông đáng tin cậy hơn rất nhiều.

Điều cần lưu ý ở đây là bạn đừng nên nhìn chằm chằm vào một người. Vì không ai muốn cảm thấy không thoải mái hoặc họ đang bị dồn vào thế bí. Giữ cho cái nhìn của bạn di chuyển và thu hút càng nhiều người càng tốt.

Bạn hãy nhớ rằng các tình huống khác nhau đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau, nhưng miễn là bạn đang sử dụng giao tiếp bằng mắt một cách có ý thức, bạn sẽ làm cho bài thuyết trình của mình hấp dẫn nhất có thể.

b. Mỉm cười

“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

Dù bạn tin hay không thì nụ cười chính là vũ khí mạnh mẽ nhất mà bạn có trong hộp ngôn ngữ cơ thể của mình. Mỉm cười sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc giao tiếp bằng mắt. Khi mỉm cười, khuôn mặt của bạn bừng sáng, thân thiện, dễ gần và đáng tin cậy. Bất kì khán giả là ai, họ vẫn thích lắng nghe những người tích cực, tươi sáng và luôn mỉm cười.

Mỉm cười là liều thuốc tinh thần tốt nhất trong mọi tình huống. Trong thuyết trình cũng vậy khi bạn cười là bạn đã làm giảm đi căng thẳng, lo âu trong chính bản thân bạn và cho cả người đối diện.

Hãy nhớ rằng nụ cười của bạn đã mang đến cho khán giả sự chân thành và ấm áp.

Nhưng mỉm cười như thế nào là đẹp là phù hợp. Không phải khi nào cũng cười là tốt. Chúng ta cần căn cứ vào ngữ cảnh và thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Sau đây là một vài lưu ý từ kinh nghiệm thuyết trình của tôi về thời điểm và cách mỉm cười sao cho phù hợp.

Lưu ý:

Nụ cười của bạn phải tự nhiên và chân thực. Hãy để mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên và nụ cười cũng vậy. Đừng cố gồng mình lên để mỉm cười gượng gạo. Điều đó cho thấy bạn là con người giả tạo. Và tất nhiên, không một ai yêu thích sự giả tạo.

Bạn có thể mỉm cười khi chào khán giả, mở đầu bài thuyết trình. Có thể cười khi bạn pha trò hoặc kể những câu chuyện cười, nói những điều vui vẻ, hài hước… Hoặc là chia sẻ những thành công, thành tựu đáng ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, đối với những chủ đề nhạy cảm, nghiêm trọng, nghiêm túc, bạn cần tránh cười. Bởi vì mỉm cười trong những sự kiện, chủ đề như vậy có thể coi là thiếu tế nhị hoặc không tôn trọng. Đối với những thời điểm này, sự đồng cảm và thấu hiểu cần thiết hơn là mỉm cười.

Ngoài ra, đối tượng khán giả là một điều bạn cần lưu tâm. Bạn đang trình bày trước những người có nền văn hóa, tín ngưỡng như thế nào? Đối với một số nền văn hóa, nụ cười trong một vài trường hợp có thể mang ý nghĩa khác. Do đó, ngoài tìm hiểu về chủ đề, bạn cần dành thời gian nghiên cứu về khán giả của mình để tránh những sai lầm đáng tiếc.

Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng không được làm dụng mỉm cười. Cái gì vừa phải mới tốt. Cười quá nhiều có thể bị cho là không chân thành hoặc thiếu chuyên nghiệp. Hãy cân bằng.

3.2. Cử chỉ là một ngôn ngữ cơ thể quan trọng

a. Tay

Nếu bạn quan sát những người thuyết trình khác, bạn sẽ nhận thấy một điểm chung: những người thuyết trình tuyệt vời sử dụng cử chỉ tay như một phần trong quá trình trình bày của họ.

Cử chỉ tay sẽ giúp bạn nhấn mạnh điều quan trọng cũng như thể hiện cảm xúc và niềm tin.

Những cử chỉ tay được cho là không nên sử dụng trong quá trình trình bày: chỉ tay về phía người đối diện mang nghĩa gây hấn hoặc không chào đón. Đứng khoanh tay được coi là đang phòng thủ và cảm giác xa cách. Nắm tay sau lưng (có vẻ hung hăng và trịnh trọng), dưới thắt lưng (hạn chế cử động) hoặc nắm chặt hai bên (khiến bạn cảm thấy khó xử)…

Một số kỹ thuật tay mà tôi đã sử dụng trong các bài thuyết trình của mình:

Một là đặt tay ở vị trí trung lập (vị trí trên rốn). Tư thế trung lập thành công nhất là nắm tay này trong tay kia hoặc chỉ đơn giản là chạm tay vào nhau theo bất kỳ cách nào mà tay bạn sẽ làm một cách tự nhiên.

Hai là mở rộng lòng bàn tay về phía khán giả để xây dựng niềm tin hay khi muốn nhấn mạnh một điều gì đó.

Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả nhất

b. Chân

Đừng nên khóa chân và đứng yên một chỗ. Điều nên làm là hãy sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn để bổ trợ thêm cho phần trình bày của bạn.

Nên sử dụng chân của bạn như một phần mở rộng của cử chỉ tay. Tiến lên một bước nếu bạn muốn đưa ra tuyên bố kết nối với khán giả của mình. Lùi lại một bước nếu bạn muốn có không gian để suy nghĩ sau một ý tưởng đáng kinh ngạc. Tạo ra một sự cân bằng cho tất cả.

Bạn không nên quay lưng lại với khán giả. Mà hãy di chuyển xung quanh chỗ ngồi, lối đi để tạo sự tương tác và cảm giác gần gũi với người nghe.

Tuy nhiên lời khuyên dành cho bạn là mọi cử chỉ nên được sử dụng một cách thoải mái và tự nhiên nhất.

3.3. Tư thế – Ngôn ngữ cơ thể biết nói

Bức tranh lớn hơn của ngôn ngữ cơ thể mà chúng ta sẽ đề cập đến ngay sau đây chính là tư thế của bạn. Dù bạn đứng hay ngồi thì cách bạn thể hiện bản thân là vô cùng quan trọng. Và nó tạo ra âm thanh cho toàn bộ bài thuyết trình trước khi bắt đầu.

Trong hầu hết các tình huống thuyết trình, tư thế của bạn phải thẳng và cởi mở. Điều này sẽ khiến bạn có vẻ ngoài gần gũi và cảm thấy tự tin hơn. Đồng thời sẽ mời gọi khán giả của bạn tham gia vào quá trình thuyết trình của bạn.

Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái trong khi thuyết trình. Nếu bạn đứng thẳng nhưng trông có vẻ cứng nhắc thì sẽ không tạo được ấn tượng tốt. Bạn cảm thấy lo lắng hãy tạm dừng và hít một hơi thật sâu trước khi bạn bắt đầu, đồng thời nhắc nhở bản thân thư giãn ở những điểm khác nhau trong suốt bài thuyết trình. Tạm dừng và cho khán giả của bạn thời gian để suy nghĩ về những gì bạn vừa nói là một điều nên làm. Bạn có thể dành thời gian đó một cách có ý thức để thư giãn và điều chỉnh lại biểu cảm cũng như tư thế của mình.

Tập thích nghi với hoàn cảnh vì sẽ có nhiều sự cố bất ngờ hay điều mà bạn không mong muốn xảy ra trong quá trình thuyết trình.

Ví dụ

Nếu bạn đang phát biểu trước một lượng lớn khán giả hoặc đang được ghi âm, bạn có thể cần sử dụng micrô. Điều này có thể có nghĩa là bạn phải đứng trên bục giảng hoặc bạn phải cầm micrô bằng một tay. Chắc chắn rằng việc này có thể hạn chế cử chỉ của bạn. Đó là điều bạn không mong đợi dù đã tìm hiểu trước. Vì vậy bạn nên nhanh chóng điều chỉnh để tận dụng tốt nhất các phương tiện được cung cấp.

Mặc dù bạn cần phải thẳng thắn, cởi mở và thoải mái trong mọi tình huống, nhưng hãy nhớ rằng các tình huống khác nhau đòi hỏi mức độ trang trọng khác nhau.

3.4. Kiểm soát không gian – Yếu tố ngôn ngữ cơ thể cần lưu ý

Khi bạn thực hiện thuyết trình đừng ngại tận dụng không gian xung quanh mình. Vì điều đó có thể giúp tạo ra sự thú vị về mặt hình ảnh và thu hút các bộ phận khác nhau của khán giả. Việc bạn có thể tiến lại gần hơn hoặc lùi xa hơn một chút so với khán giả trong quá trình tương tác sẽ làm cho họ cảm thấy thu hút. Hơn nữa còn mang lại cho họ cảm giác rằng bạn quan tâm đến trải nghiệm của khán giả.

Ví dụ: Khi muốn nhấn mạnh một điểm nào đó bạn có thể tiến về phía trước. Hoặc là bạn đã trình bày xong và muốn chuyển sang chủ đề khác một cách tự nhiên bạn có thể chọn cách lùi lại phía sau.

Nguyên tắc vàng là bất kỳ chuyển động nào cũng phải rõ ràng và có định hướng. Bạn không bao giờ được để mình trông giống như đang bối rối chỉ vì đi loanh quanh, vô định trên sân khấu.

4. Tổng kết nội dung

Ngôn ngữ cơ thể không phải là thứ bạn áp dụng vào một kịch bản viết sẵn. Nó là phần cốt lõi trong cách bạn trình bày. Ngôn ngữ cơ thể phải đi đôi với mọi khía cạnh khác của bài thuyết trình. Chẳng hạn như nội dung và giọng điệu, để tạo ra trải nghiệm tổng thể hấp dẫn cho khán giả của bạn.

Hãy tận dụng những cách thức mà tôi vừa chia sẻ, sau đó xem xét cách kết hợp chúng vào bản trình bày của bạn. Bạn nên luyện tập trước gương hoặc với một nhóm bạn, người thân trong gia đình đề tiếp thu những ý kiến từ họ. Hoặc tham khảo thêm các đầu sách về ngôn ngữ cơ thể. Từ đó hoàn thiện phần trình bày của mình.

Thực hành càng nhiều sẽ làm cho mọi thứ càng trở nên hoàn hảo và bạn sẽ làm chủ được ngôn ngữ cơ thể của chính mình.

Nếu có bất kì câu hỏi nào, vui lòng để lại ở bình luận phí dưới. Tôi và cộng sự sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Chúc bạn thành công.

Phan Thanh Dũng
Phan Thanh Dũng

Pro Coach Thuyết Trình - Người đầu tiên đã tìm ra "long mạch thuyết trình" và công thức "hoạt ngôn". Cha đẻ lớp học Giải phóng ngôn từ và chương trình huấn luyện Siêu diễn đạt

All Posts
  • Hey Bạn, tên tôi là Phan Thanh Dũng. Tôi đam mê giúp người khác tự tin hơn nhờ chinh phục kỹ năng thuyết trình để tự tin nói chuyện trước đám đông, trước camera ống kính và người lạ.
  • Giáo trình đào tạo của tôi không hướng người học đến việc làm MC như các chuyên gia khác, nội dung mà tôi đào tạo là giúp người học chinh phục kỹ năng thuyết trình để ứng dụng vào trong công việc, giao tiếp đời thường và bán hàng chứ không phải MC sự kiện hay đứng sân khấu.
  • Tôi tập trung vào yếu tố cốt lõi “giúp học viên từ gốc” đó là giúp họ bước đầu giải phóng ngôn từ sau đó là điễn đạt một cách lưu loát, súc tích, thuyết phục rồi mới đến việc học các kỹ thuật thuyết trình để thu hút hơn.
  • Tôi vô cùng tự hào giới thiệu đến bạn lộ trình Siêu Diễn Đạt 4.0 , hành trình biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Viết một bình luận

Tôi đã dành hơn 2 năm nghiêm túc tìm kiếm “Long Mạch Thuyết Trình”  để chinh phục kỹ năng thuyết trình. Tôi đã tìm ra cách thức “mới” phá vỡ các cách luyện tập truyền miệng “không hiệu quả” ngoài kia như đọc thêm sách, luyện nói trước gương…

Từ năm 2019 đến nay, tôi đã tổ chức hơn 140+ lớp học miễn phí với hơn 50.000+ đăng ký tham gia nhằm chia sẻ “Long Mạch Thuyết Trình” đến với cộng đồng.

Hiện nay tôi cực kỳ tự hào vì mình đã hệ thống hóa được trong tay lộ trình luyện tập qua online siêu hiệu quả giúp những ai thật sự muốn chinh phục kỹ năng thuyết trình dù người đó bận 18 tiếng một ngày, đó là “Siêu Diễn Đạt 4.0