Nói gì đi chứ? Sao ít nói quá vậy? Sao lại thích ở một mình? Làm gì giống tự kỉ quá vậy?… Đã bao giờ bạn nhận được những câu hỏi như vậy chưa? Không phải là một mà rất nhiều lần. Sự thật, bạn không phải là người lầm lì, tự kỉ. Chỉ đơn giản bạn là một người hướng nội mà thôi.
Vậy làm cách nào để người hướng nội phát huy tốt điểm mạnh của mình? Không phải gồng mình để hòa nhập với đám đông nhưng vẫn giao tiếp hiệu quả?
Bài viết này sẽ tiết lộ cho bạn những cách để giao tiếp hiệu quả hơn.
1. Người hướng nội mang những đặc điểm nào?
Nội có nghĩa là bên trong. Người hướng nội là người có xu hướng tập trung hơn vào những suy nghĩ và cảm xúc bên trong của họ. Khác với người hướng ngoại luôn hứng thú với những kích thích, tương tác từ bên ngoài. Thì người hướng hội luôn thích môi trường yên tĩnh. Họ cảm thấy cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi khi ở trong những sự kiện đông đúc, ồn ào.
Người hướng nội không phải là người nhút nhát. Tuy nhiên, người nhút nhát có thể là người hướng nội. Nhút nhát là sợ hãi khi ở chốn đông người hoặc trước các tình huống xã hội. Còn người hướng nội thiên về mong muốn được yên tĩnh.
Sau đây là một vài đặc điểm để bạn nhìn nhận thấy mình hoặc những người khác là người hướng nội để lựa chọn cách cư xử và giao tiếp phù hợp.
- Thích dành thời gian một mình hoặc với một nhóm nhỏ bạn thân
- Thích môi trường yên tĩnh, ít quan trọng
- Cảm thấy kiệt sức hoặc bị kích thích quá mức sau khi dành thời gian trong các nhóm lớn hoặc các tình huống xã hội
- Suy nghĩ sâu sắc trước khi đưa ra bất kì ý kiến nào
- Biết quan sát và nhận thức về môi trường xung quanh
- Là người biết lắng nghe và thích nghe hơn là nói
- Thoải mái hơn khi thể hiện bản thân thông qua viết lách hoặc các hình thức thể hiện sáng tạo khác
Tất nhiên, thế giới hàng triệu người, có đến 1/3, hoặc một nửa số đó là người hướng nội. Do đó, không phải người hướng nội nào cũng giống nhau. Các đặc điểm trên, suy cho cùng cũng chỉ là những điểm gợi ý. Cho nên, việc tìm hiểu và tôn trọng đặc điểm tính cách, sở thích nhu cầu của người hướng nội sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn.
2. Những thách thức và cơ hội trong giao tiếp
Người hướng ngoại hay hướng nội đều có những thế mạnh riêng của mình. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống có vẻ như ưu ái người hướng ngoại nhiều hơn. Điều này – chính những người hướng nội cảm nhận rõ ràng nhất. Ngay cả trong gia đình, nhà trường hay xã hội đều muốn bạn hoạt bát, hòa đồng, nhanh nhẹn, quảng giao… Tất cả những điều đó đều thuộc đặc điểm của người hướng ngoại.
Có thể thấy, người hướng nội đối mặt với rất nhiều thách thức, ví dụ:
Họ sẽ cảm thấy khó khăn để làm việc nhóm hoặc những công việc có tính chất cộng tác cao. Công việc nhóm đòi hỏi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên. Khi thảo luận, cần đưa ra được ý kiến của bản thân cho vấn đề. Tất nhiên, đối với người hướng nội, họ thường suy nghĩ kĩ trước khi nêu ra vấn đề, ý kiến.
Khó khăn trong xây dựng các mối quan hệ. Do đó mà người hướng nội rất ít có các mối quan hệ mới. Thường họ thích làm một mình hoặc có một vài người bạn lâu năm. Khi xã hội ngày nay với xu hướng kết nối, mở rộng các mối quan hệ thì rõ ràng đây là thách thức to lớn.
Ngoài ra, nói trước công chúng cũng là một rào cản.
Thêm vào đó, họ có thể bị mọi người hiểu nhầm là chảnh chọe khi ít nói. Họ có thể bị tập thể xa lánh vì ít giao tiếp, giao lưu, ít tham gia (hoặc tham gia không nhiệt tình) các hoạt động tập thể… Thậm chí, có thể bị trách móc, hờn dỗi…
Tuy nhiên, không phải vì thế mà người hướng nội không mang lại giá trị cho cộng đồng. Họ luôn có những thế mạnh mà người hướng ngoại không có được. Cụ thể:
Sở hữu kĩ năng lắng nghe xuất sắc. Đây là một trong những yếu tố tuyệt vời giúp cho khả năng giao tiếp và thấu cảm với người khác tốt hơn.
Đối với những công việc cần sự tập trung, sự sáng tạo hoặc công việc độc lập. Người hướng nội luôn làm tốt và phát triển rất mạnh trong những công việc như vậy. Khi và chỉ khi một mình, trong không gian yên tĩnh, đầu óc mới minh mẫn, năng lượng tràn đầy, ý tưởng thăng hoa.
Đặc biệt, họ có ít bạn, nhưng các mối quan hệ đều chất lượng, sâu sắc. Đây cũng là đều nhiều người mong muốn có được trong cuộc đời.
Không có gì để tự ti về đặc điểm tính cách của bản thân. Hiểu được chính mình là người như thế nào, cần gì, muốn gì mới là điều quan trọng nhất. Thay vì cố gắng hướng ngoại, cố hòa đồng với mọi người. Gắng gượng tham gia những cuộc vui, ồn ào, náo nhiệt không mong muốn. Để rồi bạn cạn kiệt năng lượng thì có ý nghĩa gì. Cách mà bạn tạo ra giá trị cho cộng đồng mới thực sự cần cố gắng.
3. Cách để giao tiếp hiệu quả hơn dành cho người hướng nội
Như phần trên tôi đã chia sẻ, chúng ta sẽ không gồng mình lên để cố gắng hòa nhập theo tiêu chí của những người hướng ngoại. Cần phải chọn cho mình những giải pháp phù hợp với chính chúng ta để phát huy thế mạnh và hạn chế những khó khăn. Bằng những trải nghiệm và nghiên cứu cũng như hơn 5 năm đào tạo về giao tiếp, tôi tiết lộ 5 cách sau giúp người hướng nội giao tiếp hiệu quả hơn.
3.1. Cần có sự chuẩn bị kĩ càng
Biết được bản thân sẽ không muốn giao tiếp, trò chuyện quá nhiều trong đám đông hay trước cuộc họp. Bạn hãy tập trung vào những gì cần nói mà thôi. Để làm được điều đó, bạn cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Đây lại là thế mạnh của người hướng nội. Bạn cần nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị cho các câu hỏi, câu trả lời.
Chuẩn bị kĩ giúp bạn trở nên hiểu biết, am hiểu vấn đề. Do đó, khi nên ra ý kiến của mình, sẽ khiến người khác lắng nghe, gật gù và đồng ý với những gì bạn trình bày. Điều này giúp để lại ấn tượng tốt đối với nhóm làm việc mà không cần phải nói quá nhiều. Bởi lời nói của bạn có giá trị.
3.2. Tập trung vào ưu điểm của người hướng nội: Lắng nghe
Lắng nghe luôn là chìa khóa cho mọi cuộc giao tiếp thành công. Người biết lắng nghe tích cực sẽ khiến người nói hứng thú chia sẻ. Hơn nữa, nó còn giúp tạo ra sợi dây liên kết về cảm xúc. Khơi gợi sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ và xây dựng được lòng tin.
3.3. Quan tâm đến môi trường, không gian giao tiếp
Trong những môi trường ồn ào như sự kiện, nhà hàng,… khiến cho người hướng nội phải nói to hơn, cản trở những cuộc nói chuyện sâu sắc và suy ngẫm của bạn. Thay vì phải chấp nhận giao tiếp trong những môi trường khiến người hướng nội mất năng lượng như vậy, bạn nên chủ động lựa chọn không gian cho mình.
Có thể, không phải khi nào cũng theo ý của bạn. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn hoàn toàn có thể làm chủ nếu biết cân nhắc, lựa chọn phù hợp.
3.4. Chọn các kênh giao tiếp khác
Hiện nay, giao tiếp không chỉ đơn thuần là trò chuyện, tương tác trực tiếp. Người hướng nội có thể chọn các kênh giao tiếp thích hợp khác để nêu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình.
Chẳng hạn, bạn có thể viết email, trả lời bằng văn bản, tin nhắn… Chắc chắn đây là một gợi ý tuyệt vời để người hướng nội không còn khó khăn trong làm việc nhóm hoặc trình bày bất cứ điều gì.
3.5. Tham gia các khóa học hoặc người đồng hành, hỗ trợ
Người hướng nội chứ không phải là người tự kỉ hoặc lập dị. Do đó, họ cần sự yên tĩnh, độc lập chứ không phải thu mình lại trong thế giới riêng. Dù là người hướng nội, nhưng nếu biết cách để giao tiếp, bạn hoàn toàn có thể có được cuộc sống như ý với những mối quan hệ chất lượng.
Có thể, chính bản thân bạn chưa nhận ra điểm mạnh cũng như những điểm yếu của mình. Do đó, khi có sự hỗ trợ của chuyên gia, chắc chắn sức mạnh tiềm ẩn của bạn sẽ được nhìn thấu và khai phá.
Hơn nữa, chuyên gia về giao tiếp luôn có những cái nhìn khách quan và giải pháp đúng đắn cho vấn đề của bạn.
Nếu bạn muốn tìm thấy khả năng giao tiếp tốt hơn của mình, có thể đăng kí ngay chương trình học miễn phí từ chuyên gia giao tiếp thuyết trình Phan Thanh Dũng.
Lời kết
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Khi hiểu được bản thân thuộc tip người hướng nội hay hướng ngoại, bạn sẽ dễ dàng định vị được chính mình và có cách giao tiếp phù hợp nhất.
Trên đây là một vài chia sẻ từ những hiểu biết của tôi, hi vọng nó hữu ích với bạn.
Nếu có bất kì câu hỏi hay thảo luận nào, hãy để lại bình luận ở phía dưới. Tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất.