Mỗi người sinh ra trên đời đều mang trong mình một sứ mệnh duy nhất và đặc biệt. Chúng ta với những công việc khác nhau, đang đem đến những mảnh ghép sinh động nhất cho bức tranh cuộc sống. Mỗi người mỗi công việc. Có người bán sản phẩm, dịch vụ. Người thì bán kĩ năng. Lại có người muốn truyền tải những hiểu biết của mình cho cộng đồng. Cho dù lựa chọn ở lĩnh vực nào, hãy làm tốt nhất có thể. Kiếm tiền từ kĩ năng, hiểu biết và chuyên môn của bản thân là điều tuyệt vời. Đối với mô hình kinh doanh đào tạo, một trong những yếu tố giúp đưa doanh nghiệp đi lên và phát triển bền vững là xây dựng tốt nội dung đào tạo.
Cũng chính nội dung đào tạo là phương tiện hữu hiệu để bạn lan tỏa những giá trị tích cực. Nhưng có lẽ điều bạn quan tâm là làm sao để tạo được những nội dung đào tạo hấp dẫn và phù hợp với doanh nghiệp của mình?
Tôi là một chuyên gia đào tạo mảng giao tiếp, thuyết trình. Đồng thời, tôi đào tạo những kĩ năng tuyệt vời khác như marketing, bán hàng, đào tạo… Cho nên, việc xây dựng nội dung đào tạo đối với tôi như hơi thở. Do đó, nếu đang tìm kiếm một bài viết chỉ cho bạn cách xây dựng nội dung đào tạo thì…. Vâng, chính xác bài viết này là dành cho bạn.
1. Rõ ràng về mục tiêu đào tạo
Có một quan điểm kiếm tiền mà tôi rất tâm đắc: số tiền mình kiếm được sẽ tương đương với những giá trị tạo ra. Càng giúp đỡ được nhiều người bạn sẽ càng kiếm được tiền. Do đó, khi xây dựng cho mình một doanh nghiệp đào tạo, bạn cần phải rõ ràng về mục tiêu.
Học viên tham gia khóa học của bạn sẽ học được những gì? Họ được gì, thay đổi gì khi học? Những kiến thức kĩ năng nào bạn muốn học viên có được? Cuộc sống của họ có tốt đẹp hơn khi kết thúc khóa học của bạn hay không?….
Khi xây dựng chương trình đào tạo, cho dù mục tiêu của bạn như thế nào. Hãy luôn đặt học viên của bạn lên đầu. Khi và chỉ khi doanh nghiệp của bạn trao đi nhiều giá trị bạn mới nhận lại giá trị.
Ví dụ: Tôi đang có khóa học về giao tiếp và thuyết trình: Giải phóng ngôn từ. Mục tiêu của tôi là giúp những người khó khăn về diễn đạt, bí từ, quên hết những gì đã chuẩn bị khi giao tiếp với người khác…. giao tiếp tốt hơn, tự tin, lưu loát. Hơn nữa tôi còn giúp học viên của mình các kĩ năng thuyết trình cụ thể.
2. Biết và hiểu đối tượng trước khi xây dựng nội dung đào tạo
Hiểu đối tượng tức là bạn cần đặt bạn thân vào vị trí của họ. Thấu hiểu được những suy nghĩ, sở thích, nhu cầu của học viên. Chẳng hạn, tôi dạy về giao tiếp, thuyết trình. Tôi sẽ đặt mình vào những người giao tiếp khó khăn. Hiểu được cảm giác của học viên như thế nào, họ mong muốn thay đổi điều gì để nói lưu loát hơn.
Vậy tìm hiểu đối tượng khách hàng như thế nào?
2.1. Học viên của bạn là ai?
Bạn cần trả lời rõ ràng câu hỏi trên. Xác định chương trình đào tạo của bạn được thiết kế cho ai? Bạn nhắm vào những người đã có gia đình, mới làm cha mẹ nếu nội dung đào tạo của bạn là dạy cách giáo dục con. Nhắm vào những người muốn cải thiện vóc dáng nếu có khóa về thể dục, thể hình hoặc chế độ dinh dưỡng….
2.2. Xem xét về nhân khẩu học
Nhân khẩu học là một yếu tố bạn cần phải xem xét khi xây dựng nội dung đào tạo. Việc hiểu học viên của mình về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp của họ rất hữu ích. Nó giúp bạn diều chỉnh được nội dung đào tạo sao cho phù hợp theo từng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng.
Để làm tốt việc tìm hiểu về nhân khẩu học, bạn có thể áp dụng nghiên cứu thị trường. Bạn có thể tiến hành các cuộc khảo sát, nhóm tập trung hay phỏng vấn những người học tiềm năng. Hoặc hỏi họ về kĩ năng giao tiếp hiện tại, họ muốn cải thiện điều gì?
2.3. Cân nhắc phong cách học tập cho từng nhóm đối tượng
Con người trong xã hội là đa dạng, không ai giống ai. Mỗi người mỗi tính cách, mỗi người ưa thích những phong cách học tập khác nhau. Do vậy, hiểu được đối tượng của bạn thích hợp với phong cách học tập nào sẽ tối ưu hơn cho nội dung và phương pháp đào tạo. Từ đó đường đi tới mục tiêu đào tạo dễ dàng hơn.
Có một số phong cách học tập phổ biến sau:
- Người học trực quan: là những người thích học thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh, biểu đồ, video….
- Học bằng thính giác. Đó là học thông qua việc nghe bài giảng, thảo luận, podcast hay bản ghi âm…
- Có người thích học theo phong cách vận động. Với các hoạt động thể chất, trải nghiệm thực tế, thực hành….
- Người học đọc/ viết: là những người ưa thích học thông qua đọc sách, tài liệu, ghi chú, hay viết bài,…
- Những người học xã hội học thông qua hoạt động thảo luận nhóm, hợp tác, tương tác với những người khác.
- Còn người học logic là những người thích học qua lí luận, giải quyết vấn đề, phân tích thông tin….
3. Lên kế hoạch cho nội dung đào tạo
Xây dựng nội dung đào tạo cũng giống như giáo viên soạn giáo án để dạy học. Nếu nội dung đào tạo của bạn càng chi tiết, cụ thể bạn sẽ dễ dàng truyền tải nội dung đến học viên. Nếu nội dung được lên kế hoạch theo trình tự logic, khoa học, học viên của bạn sẽ tiếp thu hiệu quả.
Do vậy, việc lên kế hoạch cho nội dung đào tạo rất quan trọng. Bạn còn phải tích hợp cả thời gian vào kế hoạch bài học theo ngày, theo tuần, theo tháng, năm… Có những bài dạy tính kĩ từng phút.
Tạo một kế hoạch bài dạy cho nội dung đào tạo bao gồm các chủ đề và khái niệm chính mà ban muốn đề cập. Sau đó cần chia nhỏ các nội dung theo các bài học, đơn vị nhỏ hơn.
Tôi là chuyên gia đào tạo về giao tiếp và thuyết trình. Sau đây là một ví dụ nhỏ cho bạn về kế hoạch xây dựng nội dung đào tạo cho chương trình đào tạo về giao tiếp và thuyết trình:
Mục tiêu đào tạo: Giúp học viên nói lưu loát và tự tin hơn trong các tình huống nói trước đám đông.
Bài 1: Tìm hiểu tổng quan về giao tiếp và thuyết trình
- Giới thiệu về giao tiếp và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp
- Quá trình giao tiếp: người gửi, tin nhắn, người nhận, phản hồi
- Những rào cản đối với giao tiếp hiệu quả và cách vượt qua chúng
- Giao tiếp bằng lời nói và phi ngôn ngữ: hiểu tác động của giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp bằng mắt
Bài 2: Chuẩn bị cho bài thuyết trình hiệu quả
- Cách xác định đối tượng của bạn và nhu cầu của họ
- Kỹ thuật sắp xếp suy nghĩ và ý tưởng của bạn
- Làm thế nào để có một phần mở đầu hấp dẫn và kết thúc mạnh mẽ
- Tạo một phác thảo và sử dụng hỗ trợ trực quan
Bài 3: Trình bày bài thuyết trình của bạn
- Vượt qua sự lo lắng và xây dựng sự tự tin
- Làm thế nào để thu hút khán giả của bạn và giữ cho họ quan tâm
- Sử dụng hiệu quả giọng nói và ngôn ngữ cơ thể
- Xử lý câu hỏi và phản hồi
Bài 4: Kỹ năng thuyết trình nâng cao
- Nghệ thuật kể chuyện trong thuyết trình
- Xử lý tình huống khó khi thuyết trình
- Sử dụng sự hài hước và hỗ trợ trực quan một cách hiệu quả
- Cách kết hợp phản hồi để cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn
Đó là một kế hoạch bài dạy cơ bản nhất để tạo nên những nội dung đào tạo theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao. Trong các bài dạy đó tôi sẽ để học viên thực hành và tương tác với nhau theo các bài tập.
4. Phương pháp đào tạo
Ngoài việc chăm chút đến tạo ra nội dung đào tạo. Liên quan đến việc đưa nội dung đó đến người học bằng cách nào bạn cần chú ý đến các phương pháp đào tạo.
Các phương pháp đào tạo thường gặp: video, hoạt động tương tác, nghiên cứu tình huống, câu đố, thảo luận nhóm và bài tập nhập vai….
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đào tạo trực tuyến. Do vậy việc dạy qua video rất phổ biến. Đồng thời những buổi học qua Zoom ngày càng nở rộ. Do đó, cần thay đổi phương pháp đào tạo để giúp học viên tiếp thu bài học nhanh hơn.
Các khóa học làm bánh hiện nay đều được quay video và bán cho học viên. Ưu điểm của video là học viên có thể xem di xem lại nhiều lần để thành thạo thao tác. Hoặc đối với những khóa học về kiếm tiền online như dropshipping có những thao tác kĩ thuật hay thuật ngữ khó thì video là giải pháp tối ưu nhất.
5. Phản hồi quan trọng đến nội dung đào tạo
Hãy tích cực thu thập những phản hồi từ học viên quả bạn. Bởi đó là những gợi ý tuyệt vời nhất để chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung đào tạo của bạn. Phản hồi đến từ những người đã trải nghiệm khóa học bao giờ cũng thực tế và thực chiến nhất.
Như vậy, bài viết này tôi đã đưa ra một góc nhìn của mình về xây dựng nội dung đào tạo sao cho phù hợp với đối tượng. Cùng với đó là những ví dụ cơ bản đối với chuyên môn đào tạo của tôi. Hi vọng từ những ví dụ đó, bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp đối với doanh nghiệp của mình.
Bạn có muốn xây dựng một doanh nghiệp đào tạo bài bản, mang lại doanh thu mơ ước từ những kiến thức, kĩ năng và chuyên môn của bản thân? Tôi đã làm điều này từ hơn 5 năm về trước. Hiện nay mọi thứ đều vào hệ thống và cho tôi thu nhập thụ động đều đặn. Nếu muốn như vậy, hãy đọc ngay.